Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Tốn kém vì ám ảnh hậu Covid

Địa điểm giải trí ton-kem-vi-am-anh-hau-covid Tốn kém vì ám ảnh hậu Covid Thông tin
Rate this post

Bảy ngày bị Covid-19 của Quỳnh Hương qua nhẹ nhàng nhưng nỗi sợ của cô bắt đầu từ khi có kết quả test âm tính, bởi nhiều người nói cần cảnh giác với hậu Covid.

Ban đầu, người phụ nữ 40 tuổi ở quận Cầu Giấy này không mấy quan tâm khi bạn bè nói rằng chính người nhiễm bệnh ít triệu chứng mới dễ bị tổn thương phổi, sức khỏe suy nhược, đột quỵ, mất trí nhớ, thậm chí tử vong đột ngột.

Hai ngày sau khi âm tính, Quỳnh Hương vẫn ho và rõ rệt nhất là hụt hơi khi đi cầu thang. Chị khẳng định mình đã bị hậu Covid-19 và bắt đầu mua hàng loạt các loại thuốc bổ phổi xuất xứ Nhật Bản, tổ yến, đông trùng hạ thảo, viên nang bổ sung vitamin và khoáng chất… Tổng cộng hết 5 triệu đồng.

Nhưng Hương chưa dừng lại. Chị tham gia các hội nhóm “chữa hậu Covid-19 tại nhà”. Dưới mỗi bài đăng nhờ tư vấn là hàng chục bình luận mời chào thuốc có xuất xứ Đức, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc… từ đông y đến tây y, giá từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng mỗi liều. “Thuốc nào đông người dùng là tôi đặt mua”, chị bày tỏ.

Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, trên mạng xã hội hiện có hàng trăm hội nhóm tư vấn hậu Covid-19, đông nhất có gần 130.000 thành viên, ít cũng 30.000. Mỗi ngày các nhóm có từ 5 đến 35 bài viết nhờ tư vấn điều trị triệu chứng hậu Covid-19, kèm nhiều quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng.

TS. BS Quan Thế Dân cho biết, Quỳnh Hương và nhiều người đang nhầm lẫn giữa triệu chứng Covid và hậu Covid. Vừa test thấy âm tính, họ tự cho khỏi bệnh nhưng khi thấy còn ho, đau rát họng, khó thở… hốt hoảng cho rằng gặp vấn đề “hậu Covid”. “Thực chất thời điểm đó người bệnh vẫn trong quá trình mắc Covid, chưa khỏi hoàn toàn”, bác sĩ Dân nói.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, phần lớn người mắc Covid-19 sẽ hồi phục hoàn toàn, chỉ 10-20% có các triệu chứng gọi là “hậu Covid” hoặc “Covid kéo dài”. WHO định nghĩa “hậu Covid” là những bất thường còn tồn tại sau ba tháng mắc bệnh. Còn nếu tình trạng này biến mất sau một tuần hoặc một tháng, người bệnh không được coi là mắc Covid-19 kéo dài.

Địa điểm giải trí va-04435-jpg-1647369917-1808-1647370719 Tốn kém vì ám ảnh hậu Covid Thông tin

Một bệnh nhân được người thân đưa đến Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, khám hậu Covid-19 sáng 14/3. Ảnh: M.N

Hoàng Thùy, 29 tuổi, ở quận Tân Bình, TP HCM thừa nhận sợ hậu Covid-19 như “ngáo ộp”. Nữ nhân viên văn phòng mắc Covid-19 cuối tháng 2. Các triệu chứng của bệnh dừng lại ở sốt nhẹ, ớn lạnh, hụt hơi và mệt mỏi. Một tuần sau âm tính, cô đột nhiên ho nhiều và đau đầu dữ dội. Cô cấp tốc đặt lịch đi chụp phổi và khám hậu Covid-19 tại một bệnh viện tư hết gần một triệu đồng, vì sợ di chứng.

Không có bệnh nền, triệu chứng nhẹ và kết quả X-Quang cho thấy phổi bình thường, cô được bác sĩ tư vấn tập thở ba lần mỗi ngày, ăn uống điều độ để nhanh hồi sức. Nhưng các thông tin chia sẻ về “bệnh nhân trẻ từng mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, vài tuần sau bệnh chuyển nặng, được chẩn đoán tổn thương phổi và tử vong”, khiến Thuỳ sợ hãi.

Để tự trấn an, cô tìm mua thuốc chữa hậu Covid trên mạng, dù được cảnh báo không có đơn thuốc trị hậu Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép. Theo tư vấn của “những người có kinh nghiệm hậu Covid”, Thùy mua thuốc bổ phổi xách tay từ Đức, một lọ giải độc cơ thể chiết xuất từ thảo dược có công dụng “đào thải virus” cùng tổ yến, đông trùng hạ thảo tăng sức đề kháng. Tổng tiền thuốc hơn 6 triệu đồng để trị các chứng ho, hụt hơi và đau đầu, sau hai tuần test nhanh âm tính. “Hiệu quả chưa rõ, mà chỉ thấy tăng cân và no bụng thuốc”, Thuỳ nói.

Không còn triệu chứng bệnh, nhưng chị Nguyễn Lan, ở quận Hoàng Mai cũng ám ảnh vì hậu Covid-19 đến mức mất ngủ. Có tiền sử dị ứng thuốc, người phụ nữ 50 tuổi được khuyên bổ sung thực phẩm chức năng xách tay từ nước ngoài có công dụng bổ và giải độc phổi. “Uống gì bổ nấy” là tư tưởng của chị. Ngoài thuốc uống, chị đặt mua thêm sâm Hàn Quốc, bào ngư để tăng đề kháng.

Thấy vợ lạm dụng thực phẩm chức năng, anh Hùng, chồng Lan ra sức khuyên ngăn. Nhưng chị hậm hực cho rằng chồng tiếc tiền, không quan tâm đến sức khỏe vợ. “Bệnh của cô ấy có khi là tâm lý. Sức khỏe bình thường nhưng cứ nghĩ mình bị bệnh”, anh thở dài.

Theo tư vấn của ThS. BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, thực phẩm chức năng, thuốc bổ ít nhiều có tác dụng với sức khỏe, nhưng không phải thuốc đặc trị. Do vậy, lời khuyên đúng nhất là nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường phải đến bệnh viện để kiểm tra. Dựa vào tình trạng thực tế, bác sĩ có đơn thuốc bổ sung, tuyệt đối không dùng linh tinh, dễ xảy ra nguy hiểm không đáng có.

Nhưng có người sợ di chứng đến mức không mắc bệnh vẫn dùng thuốc trị Covid-19, thực phẩm chức năng. Như trường hợp của Mạnh Trường, ở quận Nam Từ Liêm. Để không nhiễm bệnh, người đàn ông 30 tuổi đặt mua một hộp Molnupiravir và hai lọ thực phẩm chức năng có chữ Hàn Quốc, được giới thiệu chiết xuất từ tảo biển, sâm, đông trùng hạ thảo với mức giá gần 3 triệu đồng để ngừa bệnh, mỗi ngày uống một viên.

“Phòng còn hơn chống, chứ để nhiễm rồi chữa hậu Covid-19 còn mất cả đống tiền”, anh bày tỏ.

Địa điểm giải trí va-04491-jpg-1647369931-2778-1647370719 Tốn kém vì ám ảnh hậu Covid Thông tin

Bệnh nhân 62 tuổi ở quận Hoàng Mai, đi khám hậu Covid-19, sáng 14/3, khi có các triệu chứng tức ngực, ho nhiều nhưng uống thuốc kháng sinh không đỡ. Ảnh: M.N

Việt Nam chưa có thống kê về di chứng Covid-19, tuy nhiên đã ghi nhận nhiều người bị tổn thương phổi sau khi khỏi bệnh. Bệnh viện Bạch Mai thống kê có khoảng 50-60% người bệnh có tổn thương bất thường ở phổi. Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng 100 người đến khám di chứng Covid-19 mỗi ngày.

Nhưng không phải ai mắc Covid-19 cũng bị tổn thương phổi. Đa số người bệnh trên 60 tuổi, có bệnh nền. Chỉ có số ít bệnh nhân trẻ, triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, thể lực giảm, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, một số người bị rối loạn tiêu hóa… kéo dài.

Các chuyên gia nhấn mạnh, trường hợp chụp X-Quang và phát hiện có tổn thương, thường là người từng mắc các bệnh về phổi. Khi bị Covid-19 các tổn thương này nặng hơn. “Có thể họ chưa từng kiểm tra nên không biết chứ không phải phổi một người khoẻ mạnh tự nhiên trắng xoá sau khi mắc Covid. Điều này là vô lý, phản khoa học, gây hoang mang dư luận”, bác sĩ Quan Thế Dân khẳng định.

Để tránh bị hù dọa bởi thông tin vô căn cứ, các bác sĩ khuyến cáo người dân chỉ nên đi khám hậu Covid-19 sau một tháng khỏi bệnh nếu gặp những triệu chứng bệnh dai dẳng; người từng mắc bệnh về phổi; người già; hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Còn không, người vừa khỏi bệnh chỉ cần làm việc nhẹ nhàng, ăn các món dễ tiêu, uống đủ nước, bổ sung vitamin, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng quá mức và cần có thời gian tập thở nhẹ nhàng để chức năng hô hấp hồi phục.

Tin vào sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, gia đình chị Minh Hằng, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bình tĩnh trước “ma trận” thuốc bổ. Tròn một tháng sau khỏi bệnh, sức khỏe của người phụ nữ 45 tuổi hồi phục, chị ngủ sâu giấc, tình trạng khó thở, hụt hơi khi leo cầu thang không còn.

Riêng với Quỳnh Hương, sau một tuần sử dụng thực phẩm chức năng các triệu chứng thuyên giảm. “Tôi không chắc là do thuốc hay cơ thể tự hồi phục. Nhưng miễn sức khoẻ dần ổn định là mừng”, chị nói.

Quỳnh Nguyễn

Hoa tiền