Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Những chàng rể Tây lần đầu ăn Tết Việt

Rate this post

Đến bây giờ, doanh nhân Nga Oleg Ponfilenok vẫn chưa hết tự hào vì tự tay gói được chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời, hôm 30 Tết Tân Sửu.

“Chỉ được hướng dẫn qua một lần mà chiếc bánh cậu ấy gói rất vuông vức lại chắc đẹp”, bà Anh Thư ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói về kỷ niệm với cậu con rể ngoại quốc. Điều bà hài lòng nhất là Oleg Ponfilenok tỏ ra đặc biệt hào hứng, phấn khích với những phong tục, truyền thống Tết của người Việt, nhất là khi được thức đêm ngồi bếp củi luộc bánh với mọi người. “Thấy mọi người khen bánh chưng mình gói rất ngon, Oleg vui ra mặt”, bà kể tiếp.

Sau mối tình sét đánh với Thanh Tâm, Oleg Ponfilenok được cô thông báo sẽ về ra mắt nhà ngoại đúng dịp Tết Nguyên đán 2021. “Từng nghe nói đến Tết, nhưng tôi không biết nó được tổ chức thế nào, ý nghĩa ra sao”, anh nói.





Địa điểm giải trí 269748291-2702995383341998-452-7149-6444-1643100395 Những chàng rể Tây lần đầu ăn Tết Việt Thông tin

Oleg và vợ ngồi xem mẹ gói bánh chưng để phụ bà, dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu, 2021. Ảnh: Thanh Tâm.

Oleg cho biết, gần như mọi phong tục chào đón năm mới của người Việt đều khiến anh bất ngờ và thú vị, ví dụ như phút chuyển giao năm cũ và năm mới, cả nhà đốt lửa trước cổng, hàng xóm cũng đổ ra cùng ngắm pháo hoa. Điều khiến anh “choáng” nhất là nhà vợ có đông anh em họ hàng. “Ba ngày Tết, vợ chồng mình đi mãi mà chưa hết họ hàng. Đi đến đâu, mọi người cũng nói chuyện rổn rảng”, Oleg kể. Thanh Tâm cười, góp chuyện: “Thấy mọi người nói chuyện rộn ràng quá, anh ấy ngơ ngác hỏi: Em ơi, cãi lộn à”.

Một tuần ăn Tết ở quê vợ, Oleg chỉ ăn được dưa hấu, phở bò, cá hồi khoai tây và bò rim mật mía. Bánh chưng tự tay gói, nhưng chàng rể chỉ dám cắn miếng rìa. Bà ngoại Thanh Tâm sợ cháu đói, chốc chốc lại vác quả dưa hấu ra, hỏi đói không để bổ. Hôm nào bà cũng tranh thủ đi chợ sớm, chọn cho anh miếng thịt bò, quả dưa tươi ngon nhất. “Tôi rất biết ơn vì được làm rể Việt Nam, làm chồng của Tâm. Nhờ cô ấy, tôi được sống những ngày thật ấm áp”, anh nói.

Không quá lạ lẫm như Oleg, chàng rể người Anh, thạc sĩ ngành Chính trị, Kyril Whittaker đã từng đọc nhiều sách báo, tài liệu về Tết Việt. Anh thấy hình ảnh Bác Hồ tặng quà và trồng cây. “Tôi cảm nhận đây là một lễ hội ấm áp, nơi mọi người trong gia đình quây quần và cùng chúc mừng”, anh nói. Hai năm trước, chàng rể của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau về quê vợ ăn Tết. Anh và Như Quỳnh quen biết nhau qua mạng xã hội, sau một năm yêu thì thành đôi.

Kyril thấy sách vở mô tả đúng truyền thống của người Việt, nhưng ngôn từ không thể truyền tải hết những thú vị của lễ hội mùa xuân. Nhắc đến kỷ niệm về Tết, nhắm mắt trong anh lại hiện ra những ngả đường trang trí đèn nháy đầy màu sắc, các gian hàng bán những hộp quà to, bán bao lì xì. “Qua các cửa hàng và chợ ở Cà Mau, Cần Thơ hay TP HCM, nhạc Tết bật lên, bắt tai đến mức tôi nhớ được lời. Thỉnh thoảng ở Anh, đột nhiên tôi lại thấy mình đang hát những ca từ Việt đó”, Kyril kể.

Cũng như Oleg, ngoài khám phá văn hóa, Tết là dịp để Kyril Whittaker biết thêm về vợ và gia đình cô. Dừng chân sau chuyến đi dài, Kyril tưởng không còn sức sống. Nhưng anh tỉnh táo ngay vì vừa tới cổng nhà, người thân, họ hàng gần chục của vợ anh túa ra đón. Người đòi xách vali hộ, người đưa bánh, mời bia, tiếp nước. “Tôi không ngờ mọi người thân thiện vậy”, anh nói.





Địa điểm giải trí z3050572621976-4ec41acd2f07f57-8415-9609-1643100395 Những chàng rể Tây lần đầu ăn Tết Việt Thông tin

Như Quỳnh và chồng chụp ảnh xuân 2018. Ảnh nhân vật cung cấp

Để có kinh phí sang Việt Nam, Kyril phải vừa học, vừa làm đầu bếp. Ngoài chi phí cơ bản, anh muốn mua quà tặng nhà ngoại, nhưng ba mẹ vợ dặn “đang là sinh viên không cần mua, đợi đi làm rồi tính”.

Tết đó, cả ngày mẹ vợ loay hoay nấu đồ ăn vì sợ con rể đói. Ba của Như Quỳnh đèo Kyril ra chợ mua quần áo mới mặc Tết. Nhưng anh con rể 1m85 mặc đồ nào ở chợ quê cũng ngắn. Sợ con lạnh, bố Quỳnh tặng luôn chiếc áo choàng dài vừa mua. “Tôi khoác suốt ba ngày Tết”, anh kể.

Kyril theo vợ đi chúc Tết khắp họ hàng và hàng xóm. Chưa từng uống đồ có cồn, chàng rể ngoại từ chối khi được mời bia. Nhưng cánh mày râu đất Mũi nhiệt tình, anh bị cuốn theo. Đi đến nhà ai Kyril cũng cụng li chúc mừng. “Anh còn học được câu 1-2-3 dô với ‘trăm phần trăm’. Có những trận say quên đường về”, Như Quỳnh, kể.

Ở quê hương anh, lễ hội mừng năm mới diễn ra trong một ngày nên ai cũng vội vã, gấp gáp, nhiều người thân chẳng thể gặp nhau. Kyril ấn tượng khi Tết của người Việt kéo dài tận ba ngày, giúp gia đình, bạn bè được thoải mái ăn mừng mà không phải lo lắng thời gian.

“Nếu muốn tìm hiểu Tết Việt thì không chỉ đọc mà hãy trải nghiệm. Cảm giác ấm áp nó mang lại chạm đến trái tim mỗi người”, anh đúc rút.

Bốn xuân trước, anh Michael (33 tuổi, ở Canada) lần đầu ăn Tết quê vợ, chị Thúy Ngà (32 tuổi, ở Phú Yên). Đáp chuyến bay từ TP HCM về hôm 27 Tết, anh mang mật ong, socola, rượu, mua quần áo cho ba vợ và chậu hoa lan cho mẹ.

“So với Sài Gòn, Phú Yên như một thế giới khác, thoáng đãng và trong lành”, anh nói. Tối đó, chàng rể đi bộ một mình ngắm đường làng, ngõ xóm, làm chó sủa vang trời. Anh gọi về khoe với mẹ ở Canada quê vợ có hoa nở quanh nhà, sống như hòa vào thiên nhiên.

Kỷ niệm mà Tết nào Michael về mọi cũng cũng nhắc là lần anh theo cả gia đình ra mộ ông bà dọn dẹp, thắp nhang ngày cuối năm. Thấy mọi người quỳ lạy, anh cũng bắt chước. Nhưng vì cao 1.95, Michael bị cục đầu vào mái nhà mồ, nổi cục trên đầu.

Người thân không ai biết nói tiếng Anh mà Ngà đi làm tóc để chơi Tết, từ sáng tới tối muộn không về. Michael chỉ ăn món chay do vợ chuẩn bị. Thương con rể đói, ba Ngà hậm hực mắng con gái. Mẹ cô đèo Michael trên chiếc xe cup lên tiệm tóc tìm.





Địa điểm giải trí 891-7760-1643100396 Những chàng rể Tây lần đầu ăn Tết Việt Thông tin

Vợ chồng Thúy Ngà (hàng dưới, thứ hai, thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại gia đình ở Phú Yên, Tết 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Qua đường làng, dân trong xóm ai nhìn cũng sặc cười vì thấy chàng trai cao lớn ngồi sau mẹ trên chiếc xe nhỏ xíu. Nhưng đi được nửa đường, xe hỏng. Anh chàng bối rối đứng cạnh mẹ vợ, chẳng biết sửa sao, cũng không biết nói gì cho nhau hiểu. May một hàng xóm đi qua sửa giúp nên Ngà đỡ được trận mắng của ba.

Tối đó, cả nhà đốt lửa, nấu bánh Tét ngoài sân. Trong lúc chờ bánh chín, Michael bày trò giật cờ, đá bóng chơi cùng đám trẻ con. Bóng đá là môn thể thao anh và Ngà đều yêu thích, nhờ nó mà thành đôi. Ngày mùng 1 Tết, anh chàng Tây vốn phóng khoáng định mặc quần đùi theo vợ đi chúc Tết nội ngoại. Người nhà giải thích với anh, năm mới là dịp con cháu sum vầy, tỏ lòng biết ơn với ông bà, nên cần ăn mặc lịch sự. Michael gật gù, đóng bộ đi. Anh thích nhất tục lì xì trẻ nhỏ, người già, khi biết ý nghĩa của nó là mang lại may mắn, cầu mong sức khỏe ngày đầu năm.

Trở lại TP HCM, chàng rể người Canada ôm từng người trong gia đình Ngà, mặt đầy lưu luyến. “Em nên ôm ba mẹ thật nhiều”, anh dặn vợ khi thấy cô không có thói quen ôm hôn người thân. Từ đó đến nay, năm nào Michael cũng về quê ăn Tết cùng vợ. Anh không còn mặc quần ngố đi chúc Tết, cũng đã quen với tục lì xì nên tự tay chuẩn bị.

Về phần Oleg Ponfilenok và Kyril vì điều kiện công việc và dịch bệnh phức tạp, năm nay họ không thể ăn Tết nhà ngoại. “Nhưng nhất định khi dịch bệnh không còn, năm nào tôi cũng cả gia đình vợ đón giao thừa”, Kyril nói.

Phạm Nga

Hoa tiền