Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

‘Méo mặt’ vì gas tăng giá

Địa điểm giải trí meo-mat-vi-gas-tang-gia 'Méo mặt' vì gas tăng giá Thông tin
Rate this post

Hà NộiLượng khách giảm một nửa, giá gas tăng vọt khiến chủ quán cơm Trần Thị Vân, 33 tuổi, chỉ cố cầm cự để đóng tiền thuê nhà.

“Mỗi suất cơm giờ chỉ lãi vài nghìn. Cái gì cũng lên giá mà cơm bán cho phụ hồ, sinh viên thì không tăng được”, chị Vân nói trong khi đang đánh vật với ba chảo đồ ăn đỏ lửa ở gian bếp nằm khuất trong ngõ 165 Cầu Giấy, sáng 4/3.

Trung bình một tuần, chị Vân dùng hết ba bình gas 12 kg. Trước Tết, gas 467.000 đồng một bình, chị mua sỉ nên rẻ được chút. Sau Tết, đôi vợ chồng quê Hưng Yên khấp khởi tin quán sẽ đông khách hơn khi sinh viên đi học trực tiếp, người lao động dần trở lại thành phố.

Địa điểm giải trí Gas-8308-1646421506 'Méo mặt' vì gas tăng giá Thông tin

Chị Trần Thị Vân nấu ăn trong một căn nhà thuê ở Cầu Giấy, Hà Nội sáng 4/3. Ảnh: Phạm Nga

Nhưng vừa mở hàng, chị Vân giật nảy khi nhận tin gas thăng thêm 16.000 đồng mỗi bình, tính ra một tháng chỉ riêng tiền nhiên liệu phải đội thêm 200.000 đồng. Một bếp than tổ ong được dựng lên trước quán với dự định dùng kèm với bếp gas cho đỡ tốn. Nhưng cũng chỉ được hai ngày Vân phải dẹp vì không chịu nổi mùi than độc hại. Gia đình định xoay sang bếp điện nhưng loại đó không tải nổi lượng thức ăn lớn. “Dịch thì chỗ nào chả ế, kiếm đồng nào hay đồng ấy”, chị bảo với chồng.

Quán hoạt động được vài bữa thì phải đóng cửa 10 ngày do cả nhà nhiễm Covid-19. Chị Vân mới mở hàng lại hàng từ đầu tháng 3 cùng thời điểm giá gas tăng lên hơn nửa triệu đồng một bình. Giá gas, giá xăng và giá thực phẩm tăng, lợi nhuận từ quán cơm không đủ để trả 10 triệu đồng mỗi tháng thuê quán và nhà trọ, chưa kể chi phí sinh hoạt.

Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, nhiều đại lý thừa nhận giá gas đã gần chạm ngưỡng chịu đựng của nhiều gia đình. Năm ngoái, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá. Đây là tháng thứ hai liên tiếp giá gas tăng vọt kể từ đầu năm 2022. “Nhiều gia đình gọi hỏi giá gas chỉ thốt lên cao quá rồi không đặt. Họ đang lôi bếp từ ăn lẩu, bếp điện ra dùng cầm cự”, đại lý gas Loan Thảo ở Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm cho hay.

Theo chủ đại lý này, những gia đình dùng điện giá sinh hoạt có thể áp dụng cách này để đỡ chi phí, nhưng những người đi thuê nhà đang phải chịu giá điện tới 4.000 đồng một số sẽ bị ảnh hưởng nặng. “Một bộ phận người lao động nghèo kiếm củi đun hoặc chấp nhận quay lại dùng bếp than tổ ong”, chị Loan, chủ đại lý phân tích.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Minh Loan, phó chủ tịch Hiệp hội Khí Việt Nam, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine làm nguồn cung khí đốt bị gián đoạn, giá tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng hiện nay vẫn chưa đủ chi phí giá thành nên rất có thể câu chuyện tăng giá chưa dừng lại ở đây.

Khảo sát của VnExpress gần đây trên hơn 23.000 lượt trả lời cho thấy, áp lực lạm phát với giá cả tăng vọt là một trong 10 biến động kinh tế năm qua tác động lớn nhất. Giá hàng hoá leo thang cùng giá gas cao kỷ lục đang khiến hầu bao của người tiêu dùng bị bào mòn mạnh.

Địa điểm giải trí t-6464-1646408348 'Méo mặt' vì gas tăng giá Thông tin

Một người dân ở Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy nhóm bếp than, gần trưa 4/3. Ảnh: Phạm Nga

Trong căn phòng trọ cấp bốn chưa đầy 10m2, trưa 4/3, bà Nguyễn Thị Hồng, 60 tuổi, quê Nam Định quyết định ăn cơm với muối vừng chứ không nấu thức ăn vì hết gas.

Mới chuyển từ giúp việc sang nghề đồng nát nửa năm nay, bà Hồng đã hai lần đổi bếp. Năm ngoái, khi giãn cách do Covid-19, bà bỏ bếp than để nấu bếp gas mini. Chỉ hai món rau, thịt nấu một lần ăn cả ngày, cả tuần bà mới hết hai bình, tốn chưa đến 20.000 đồng.

Nhưng ra Tết, một tuần bà tốn 30.000 đồng. “Để đỡ chi phí, tôi nấu hết vào nồi cơm điện. Cứ luộc rau xong rồi cơm, cuối cùng là thức ăn”, bà nói. Bất tiện, nhiều bữa bà làm muối lạc, muối vừng ăn cho qua bữa. Thi thoảng, bà nấu cơm, mua thức ăn sẵn ngoài quán.

Cũng xót ruột trước giá gas, trong bữa cơm tối gần đây, chị Mỹ Hạnh, 30 tuổi, ở Mễ Trì Hạ bàn với các em kế hoạch mua bếp từ. Nhưng chi phí mua bếp rẻ nhất cũng khoảng 3 triệu đồng, chưa kể phải thay xoong, nồi nên gia đình không mấy ủng hộ.

Hạnh ấp ủ kế hoạch dùng bếp từ đã lâu. Dùng gas mùi hôi, mỗi lần nấu cô đều nơm nớp sợ rủi ro. Với đợt tăng giá gas lần này, dù các em không đồng ý, Hạnh quyết định chi toàn bộ tiền để chuyển sang bếp từ. Cô ước tính chi phí đun nấu hàng tháng khoảng 200.000 đồng tiền điện, trong khi với giá gas hiện tại gia đình phải chi khoảng 250.000 đồng.

Ông Lê Quang Vũ, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị điện máy MediaMart cho biết người dân đang có xu hướng chuyển sang dùng bếp điện nhiều hơn trước, do những ưu điểm như sạch sẽ, an toàn, tiết kiệm diện tích. Xu hướng này nhận thấy rõ hơn trong thời gian Covid-19 vì những rủi ro trong khâu tiếp xúc mỗi lần đổi gas và tiết kiệm thời gian của các gia đình. “Nhu cầu dùng bếp điện tăng các năm qua, đặc biệt thời điểm cuối năm. Đợt này giá gas cao, nhu cầu chuyển sang bếp điện chắc chắn sẽ dịch chuyển”, ông Vũ cho hay.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đổi bếp điện. Với những người thu nhập thấp, dùng bếp than khi gas tăng giá là một cách để cân đối chi tiêu. Trong một ngách nhỏ ở Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy gần trưa 4/3, bà Ngọc kéo chiếc bếp tổ ong trong góc sân ra sử dụng trong khi chồng bà xách về vài viên than. Nay ông bà muốn đun nồi nước lá xông, trong khi bình gas sắp đến ngày phải đổi.

“Tôi vay hàng xóm mấy viên dùng tạm, mai kia có ai bán than qua đây thì mua trả”, bà nói và dự định mua thêm vài viên dùng luôn, cố gắng cầm cự chờ gas giảm bớt mới đổi.

Hà Nội thuộc top những thành phố có chất lượng không khí ở mức xấu, một trong nguồn phát tán ô nhiễm chính là khói bếp than tổ ong. Bà Ngọc đã biết thành phố cấm đun bếp than từ tháng 1/2021, song vì tiết kiệm chi phí nên không chỉ gia đình bà mà một số hộ gần đây vẫn đang sử dụng. “Giờ xăng tăng, rau cỏ tăng nên tiết kiệm được cái gì hay cái đó”, bà nói.

Ông bà sẽ dùng bếp than để đun nước, ninh xương hoặc nấu các món mất thời gian, còn dùng gas cho các món chiên, xào vì “ngon hơn dùng bếp điện”. “Một viên than chỉ mất 3.000 đồng, mỗi tháng tốn chưa tới 100.000 đồng”, bà Ngọc nói thêm.

Về phần chị Vân, chiếc bếp tổ ong còn mới và vài chục viên than vẫn nằm trong góc nhà, nhưng chị nấn ná không dám sử dụng. Cả gia đình mới khỏi Covid-19, chị sợ tiết kiệm chưa thấy đâu lại tốn thêm tiền thuốc. “Nếu không có các con, có thể tôi cũng liều đun nốt số than”, chị nói.

Nga Dương

Hoa tiền