Địa điểm mới

Làm gì khi nhân viên giỏi hơn sếp?

Địa điểm giải trí lam-gi-khi-nhan-vien-gioi-hon-sep Làm gì khi nhân viên giỏi hơn sếp? Thông tin

Trong trường hợp cấp dưới giỏi chuyên môn hơn, người lãnh đạo cần tham khảo một số mẹo quản lý để giải quyết công việc hiệu quả.

Không ngại học hỏi

Nhiều quản lý lo lắng sẽ bị những nhân viên có năng lực nổi trội đánh giá thấp năng lực, chuyên môn của mình và tỏ ra bất phục tùng. Giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này là tận dụng điểm mạnh của nhân viên để xây dựng nguồn lực cho chính mình.

Bắt đầu từ việc dành thời gian chú ý đến những thói quen hàng ngày của họ, đặt câu hỏi về công việc, nghe chia sẻ kiến thức về chuyên môn và những công việc liên quan. Phương pháp này giúp người quản lý học được nhiều điều bổ ích hơn so với tự nghiên cứu.

Trung thực

Trong trường hợp cấp dưới hỏi về những vấn đề chuyên môn nhưng bạn không biết, hãy trung thực và đừng né tránh vấn đề. Việc cố gắng giữ thể diện, chỉ càng khiến bạn lộ nhược điểm yếu kém và giảm uy tín của người lãnh đạo.

Ngoài ra, người quản lý nên cho nhân viên một câu trả lời thỏa đáng, rằng bản thân không phải là người đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề và đem thắc mắc này hỏi người có chuyên môn trong công ty. Đây là mẹo giúp bạn thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên

Để tăng hiệu quả và năng suất làm việc với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần sử dụng những nhân viên giỏi làm chìa khóa giải quyết vấn đề. Hỏi và lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong nhóm để làm nổi bật các ý tưởng sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp thú vị và hiệu quả.

Nhưng bạn cũng cần đảm bảo quan điểm và ý kiến trong cuộc thảo luận là tiền đề để xây dựng mục tiêu cũng như cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Địa điểm giải trí A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-07-8359-6090-1658905482 Làm gì khi nhân viên giỏi hơn sếp? Thông tin

Khi đối diện với những nhân viên có chuyên môn giỏi, người quản lý cần có cách ứng xử khéo léo. Ảnh minh họa: Bureau

Tôn trọng nhân viên

Khi nhân viên giỏi hơn sếp, nhà quản lý cần thực sự tôn trọng năng lực và công sức của họ. Không phải ai cũng phù hợp để làm quản lý, bởi mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu và kỹ năng khác nhau.

Việc bạn cần làm là dẹp bỏ cái tôi, đánh giá nhân viên một cách công bằng, minh bạch thay vì tìm cách kiểm soát, trù dập để khẳng định vị thế. Hãy cho cấp dưới biết bản thân đang được đánh giá cao, bạn đang tôn trọng những cống hiến và nỗ lực của họ. Hãy chứng minh cho nhân viên bạn xứng đáng ở vị trí quản lý.

Tăng cường năng lực cho cán bộ nhân viên

Nhân viên có thể biết nhiều hơn bạn, nhưng họ không biết tất cả mọi thứ. Vậy nên nhà quản lý cần nhìn ra những kỹ năng mà cấp dưới đang thiếu và giúp họ trau dồi trong thời gian tới. Nâng cao năng lực cho nhân viên và để họ hoàn thiện bản thân sẽ mang lại nhiều nguồn lợi cho công ty, doanh nghiệp.

Xây dựng lòng trung thành

Nhân viên giỏi là cánh tay đắc lực của sếp. Để giữ người tài, bạn cần giúp họ hình thành mạng lưới quan hệ tốt cả trong và ngoài công ty. Điều này sẽ mang lại cho họ một lợi thế cạnh tranh rất lớn và xây dựng lòng trung thành tuyệt đối.

Tạo động lực phát triển

Không ai muốn gắn bó với một công việc đơn điệu, khiến bản thân thấy nhàm chán, do vậy người lãnh đạo cần tạo điều kiện để họ phát triển như thưởng nóng bằng tiền mặt hoặc tặng các khóa hoàn thiện, phát triển kỹ năng của bản thân.

Minh Phương (Theo Acabiz)