Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

‘Em bé cầu vồng’ – niềm an ủi của những bố mẹ từng mất con

Địa điểm giải trí em-be-cau-vong-niem-an-ui-cua-nhung-bo-me-tung-mat-con 'Em bé cầu vồng' - niềm an ủi của những bố mẹ từng mất con Thông tin
Rate this post

“Em bé cầu vồng’ là khái niệm nói về những đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra từ những người mẹ từng sảy thai, thai chết lưu.

Thuật ngữ xuất phát từ ý tưởng cầu vồng trên bầu trời sau cơn bão, hoặc sau một khoảng thời gian khó khăn. Thời gian gần đây, “em bé cầu vồng” trở thành biểu tượng của hy vọng, sự chữa lành.

Trong nhiều năm, việc cha mẹ tâm sự về việc sảy thai, tử vong ở trẻ sơ sinh là một chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, xã hội phát triển cùng sự đồng cảm của cộng đồng, nhiều gia đình chia sẻ những câu chuyện về sự mất mát, niềm vui khi may mắn chào đón “em bé cầu vồng” trên nền tảng mạng xã hội.

Caila Smith (Mỹ), có con gái mất vì đột tử (SIDS). Cô từng tự hỏi bản thân có nên sinh thêm con hay không. “Mất con gái khiến tôi cảm thấy không đủ tốt để làm mẹ, không xứng đáng sinh thêm một đứa trẻ nào nữa”, cô nói.

4 tháng sau, Smith bất ngờ đón nhận tin vui khi mang thai đôi. Nhờ niềm vui này, người mẹ trẻ đã vượt qua cảm giác lo lắng, bất an khi mất con gái. Cô cho rằng, “em bé cầu vồng” mang đến hy vọng mới, dành toàn bộ thời gian thai kỳ để chia sẻ về câu chuyện của bản thân. “Em bé cầu vồng nhắc nhở tôi cần thay đổi. Những đứa con của tôi sẽ sống trọn vẹn hơn trong một cuộc đời mới”, Smith cho hay.

Địa điểm giải trí love-mother-baby-8840-1657867239 'Em bé cầu vồng' - niềm an ủi của những bố mẹ từng mất con Thông tin

Con sinh ra khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của mẹ. Ảnh: Freepik

Tương tự, Karie Fugett (Mỹ), từng sảy thai hơn 10 năm trước. Thời điểm đó, cô nghĩ rằng bản thân sẽ không thể có con: “Tâm trạng tôi bị ảnh hưởng nặng nề sau khi sảy thai. Tôi không muốn trải qua cảm giác đó một lần nữa”. Đến nay, cô mang thai 24 tuần, tránh những cuộc trò chuyện về trẻ sơ sinh trên các nhóm, diễn đàn của mạng xã hội vì không muốn nhớ lại cảm xúc đau buồn khi mất con.

Theo các chuyên gia, hầu hết phụ nữ khi mang thai “em bé cầu vồng” đều cảm thấy mong đợi, hồi hộp, lo lắng. Đây là cảm xúc bình thường. Để em bé phát triển khỏe mạnh, phụ nữ có thể liên hệ với bạn bè, các thành viên trong gia đình để tâm sự.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể viết nhật ký để ghi lại những cảm xúc khi mang thai, đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn những xét nghiệm cần thiết để em bé phát triển khỏe mạnh.

Tại nhà, người mẹ có thể đếm số lần đạp của con khi tròn 28 tuần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, nhất là trong thời điểm tam cá nguyệt (khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở).

Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của bản thân, cảm nhận sức mạnh kết nối của cộng đồng để cùng nhau đồng cảm, sẻ chia.

Địa điểm giải trí faceless-mother-with-naked-bab-2227-5524-1657867239 'Em bé cầu vồng' - niềm an ủi của những bố mẹ từng mất con Thông tin

Nhiều bà mẹ hồi hộp, chờ đợi gặp em bé cầu vồng. Ảnh: Freepik

Vào năm 2018, trang web tra cứu từ điển tiếng Anh (Dictionary.com) thêm thuật ngữ “em bé cầu vồng” vào mục All The Words. Đây là mục dùng ghi lại những từ mới, sắp xuất hiện, chưa được sử dụng trong từ điển chính thức. Từ đó, em bé cầu vồng được sử dụng rộng rãi.

“Đến thời điểm hiện tại, thuật ngữ “em bé cầu vồng” – phần lớn xuất hiện qua các diễn đàn nuôi dạy con cái trực tuyến và nỗ lực của nhiều bà mẹ trong việc hạn chế sảy thai. Thuật ngữ này dần trở thành từ vựng chính thống”, John Kelly, biên tập viên nghiên cứu cao cấp của Dictionary.com, nói.

Trước đó, vào năm 2008, “em bé cầu vồng” lần đầu xuất hiện trong một câu chuyện được thu thập trong cuốn sách của Christie Brooks, với tựa đề: “Những lựa chọn đau lòng: Bốn mươi sáu người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của họ về một thai kỳ bị gián đoạn không mong muốn”. Khi phụ nữ trao đổi, thông tin về “em bé cầu vồng”, cụm từ này được phổ biến rộng rãi.

Tiến sĩ Quantrilla Ard, chuyên gia nghiên cứu tâm lý sức khỏe, chia sẻ trên Insider, với những cha mẹ từng trải qua nỗi đau mất con, cụm từ “em bé cầu vồng” là niềm an ủi lớn, giúp gia đình vượt qua những khó khăn, mất mát trong quá khứ. Đây là một cách kỷ niệm, tưởng nhớ những đứa trẻ chưa được chào đời.

Minh Thúy (Theo Insider, Healthline)

Hoa tiền