Địa điểm mới

Cuộc đời mới của cô gái ‘không bao giờ cười’

New ZealandTayla Clement, 24 tuổi, mắc hội chứng Moebius nên từ khi sinh ra đã không thể đảo mắt trái qua phải, nhướng mày hay mấp máy đôi môi.

Chưa hết, bàn chân Clement bị khèo và cô bị chẩn đoán mắc tiểu đường từ năm ba tuổi.

“Nhiều năm liền của cuộc đời, tôi chỉ dành để chán ghét nụ cười của mình. Tôi ước mình có một nụ cười bình thường, rồi lại ước không tồn tại. Nhưng bằng một phép màu nào đó, tôi vẫn ở đây”, cô nói.





Địa điểm giải trí 2-3047-1641273450 Cuộc đời mới của cô gái 'không bao giờ cười' Thông tin

Cô gái không bao giờ cười Tayle Clement lúc hai tuổi và mẹ. Ảnh: John Kirk-Anderson

Hội chứng Moebius không có cách chữa trị. Ở tuổi 12, Clement trải qua cuộc phẫu thuật nụ cười. Ở đó, bác sĩ cấy mô mềm từ đùi vào mặt để cố khôi phục lại nụ cười cho Clement. Tuy nhiên, thủ thuật không thành công, để lại cho cô một khuôn mặt sưng tấy và bầm tím.

Vì vẻ ngoài, cô bé Clement thường xuyên bị bắt nạt ở trường. “Những đứa trẻ hét vào mặt tôi và nói rằng chúng sợ tôi. Nhưng sau đó, chúng sẽ bỏ chạy và cười to. Tôi thấy mình bị cô lập”, cô kể.

Giáo viên cũng đối xử với cô học trò khiếm khuyết theo một cách khác. “Tôi là người duy nhất giơ tay trong lớp mà giáo viên chỉ nhìn rồi quay đi chỗ khác”, cô kể. Không muốn thành gánh nặng cho cha mẹ, cô chọn cách im lặng khi bị bắt nạt.

Sự kỳ thị của những người xung quanh khiến Clement không chút niềm tin và thấy bản thân không giá trị. Có mẹ là một vận động viên từng đại diện cho New Zealand tham gia môn bơi lội tại đại hội thể thao Thái Bình Dương, cô tìm đến môn thể thao này để thấy mình là một người bình thường. Nhưng dành thời gian cho bơi lội chỉ khiến sức khỏe tâm thần Clement xấu đi.

Clement bị chuẩn đoán mắc chứng trầm cảm lâm sàng và lo lắng nghiêm trọng. Sau sáu tháng phẫu thuật nụ cười, cô thường trực ý định tự tử. Khoảng cuối năm 2016, sau khi bỏ lỡ vòng loại Paralympic Rio 2016, cô gái thấy kiệt sức, quyết định chấm dứt gắn bó với bơi lội.





Địa điểm giải trí 1-7902-1641273450 Cuộc đời mới của cô gái 'không bao giờ cười' Thông tin

Clement giành nhiều giải thưởng quan trọng trong sự nghiệp điền kinh. Nhờ nó, cô có thêm niềm tin vào giá trị bản thân. Ảnh: @ taylaclement

Buồn bực vì không được vận động, Clement chuyển sang tập gym và đi bộ hàng ngày. Cô dần lấy lại khả năng kiểm soát tinh thần và thoải mái hơn. “Niềm vui có được nhắc tôi về lợi ích của thể thao”, cô nói. Tayle Clement đăng ký tham gia Para Athletics, giải điền kinh dành cho vận động viên khuyết tật New Zealand.

Năm 2018, Clement giành vị trí số một cuộc thi đẩy tạ, trong giải vô địch bang Victoria, ở Melbourne. Năm sau, cô thi đẩy tạ tại giải vô địch quốc gia New Zealand, xô đổ kỷ lục thế giới ở hạng F43, với thành tích 8,28 m. Truyền thông dần chú ý đến nữ vận động viên khiếm khuyết. Nhiều người dành lời động viên, khích lệ và khâm phục, giúp Clement tự tin vào giá trị của mình.

Trên Instagram có 18.500 người theo dõi, Clement thường kể về đời mình, truyền cảm hứng cho những người dị tật khuôn mặt.

“Trở thành nguồn cảm hứng, trao quyền và hy vọng cho người khác thật tuyệt vời”, cô chia sẻ. Bây giờ, cô cảm ơn khiếm khuyết khuôn mặt đã mang đến cơ hội thành công.

Nhật Minh (Theo New York Post)