Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Covid-19 làm gia tăng trầm cảm ở trẻ em

Địa điểm giải trí covid-19-lam-gia-tang-tram-cam-o-tre-em Covid-19 làm gia tăng trầm cảm ở trẻ em Thông tin
Rate this post

Thiếu giao tiếp xã hội do không được đến trường, tác động của di chứng hậu Covid-19 khiến nhiều trẻ em ở độ tuổi vị thành niên dễ bị ảnh hưởng tâm lý.

Đại dịch Covid-19 trong hơn hai năm qua tác động có những tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên. Theo dữ liệu mới nhất từ Unicef, cứ 7 trẻ thì có ít nhất một em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải chịu thiệt thòi về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về tương lai và sức khỏe khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận, thậm chí là trầm cảm.

Theo thống kê của Cơ quan Kiểm sát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trong dịch, tỉ lệ học sinh tới khám các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần ở nước này là hơn 30% ở lứa tuổi từ 12-17. Tỷ lệ trẻ dưới 18 mắc các triệu chứng như trầm cảm là 48,2%, lo âu 36,7%, mất ngủ 48,2%.

Địa điểm giải trí pexels-mohamed-abdelghaffar-78-8011-9845-1652257814 Covid-19 làm gia tăng trầm cảm ở trẻ em Thông tin

Trẻ em dễ mắc trầm cảm do tác động của Covid-19. Ảnh: Pexels

Bên cạnh đó, trẻ đã từng bị Covid-19 cũng dễ mắc trầm cảm hơn do tác động của di chứng về sau. Triệu chứng chính của trầm cảm ở trẻ em hậu Covid-19 thường xoay quanh nỗi buồn, cảm giác tuyệt vọng, thay đổi tâm trạng. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm chạp, dành nhiều thời gian vào chơi game, hạn chế tiếp xúc xã hội. Các bé có thể thường xuyên phàn nàn về cơ thể (đau bụng, đau đầu vô căn, thay đổi theo cảm xúc) không đáp ứng với điều trị; nét mặt buồn bã, đơn điệu, các nếp nhăn giảm hoặc mất; giảm khả năng hoạt động trong các sự kiện, tại nhà hoặc trường học, thay đổi sở thích…

Theo WHO, hậu Covid-19 có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ trước đó mắc Covid-19 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Để giúp trẻ vượt qua trầm cảm hậu Covid-19, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của con. Trẻ cũng cần được người lớn giải đáp những thắc mắc của mình. Thay vì quát mắng, tạo áp lực, phụ huynh cần động viên, khích lệ để các con cảm thấy tự tin hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cùng đưa đón con đi học, dẫn con đi dã ngoại dịp cuối tuần hoặc chơi với con vào buổi tối. Thay vì tạo thêm áp lực học hành, cha mẹ có thể cho con tham gia một môn thể thao hoặc nghệ thuật, khuyến khích trẻ vận động để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Địa điểm giải trí 2022-05-05-7937-1651718932-2072-1652324014 Covid-19 làm gia tăng trầm cảm ở trẻ em Thông tin

Các chuyên gia sẽ chia sẻ câu chuyện về Trầm cảm tại eBox.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng trong lứa tuổi học sinh, phụ huynh có thể đăng ký tham gia eBox “Trầm cảm tuổi vị thành niên“. eBox mang đến những câu chuyện từ các diễn giả là chuyên gia tâm lý, nhà hoạt động xã hội và người trẻ đã từng mắc trầm cảm, được trình bày dưới dạng những video công chiếu.

Qua đó, phụ huynh có thể tìm được những kiến thức cần thiết trong việc nhận biết trầm cảm, cách nuôi dạy, đồng hành cùng con vượt qua “tâm bão” từ chính kinh nghiệm thực tế của chuyên gia, người đi trước. eBox thứ 8 sẽ lên sóng từ 16/5. Độc giả quan tâm có thể mua vé tham gia tại đây.

Hoài Phương

Hoa tiền