Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Chàng trai ‘nghiện’ sưu tầm mô hình máy bay

Địa điểm giải trí chang-trai-nghien-suu-tam-mo-hinh-may-bay Chàng trai 'nghiện' sưu tầm mô hình máy bay Thông tin
Rate this post

Hà NộiPhải lòng những chiếc máy bay năm 6 tuổi và có ý định xây dựng bộ sưu tập mô hình máy bay từ đó nhưng đến lớp 11 anh Tiệp mới mua được chiếc đầu tiên.

“Nghe người ta mách ở sân bay Nội Bài có bán mô hình chiếc Boeing 767-300 của Vietnam Airlines giá 200.000 đồng, tôi đạp xe gần 40 km từ Cầu Giấy sang đó mua”, Nguyễn Quang Tiệp, 41 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng kể. Mô hình được làm bằng nhựa, thân dán bìa decal xanh, không cầu kỳ như các phiên bản hiện tại, nhưng cậu học trò vẫn mê mẩn.

Địa điểm giải trí Mo-hinh-1-jpeg-7586-1649513244 Chàng trai 'nghiện' sưu tầm mô hình máy bay Thông tin

Anh Nguyễn Quang Tiệp và chiếc mô hình máy bay đầu tiên tự mua năm 1999. Ảnh nhân vật cung cấp.

Giải thích về xuất phát của niềm đam mê này, anh Tiệp cho biết, năm 6 tuổi được bố dẫn ra sân bay. Hình ảnh chiếc máy bay thân thuôn dài, mang đặc trưng văn hóa của từng quốc gia cất cánh bay vào bầu trời khiến cậu bé Tiệp như bị phải lòng. “Từ đó, tôi có kế hoạch xây dựng bộ sưu tập riêng”, anh nói.

Đầu những năm 90, sưu tầm mô hình máy bay dân dụng là thứ xa xỉ bởi đắt và không có nơi bán. Cậu bé Tiệp tự cắt thùng xốp, bìa carton tự chế để chơi. Lên cấp 3, anh tích cóp tiền ăn sáng, lùng sục khắp ngóc ngách ở Hà Nội, từ phố chuyên bán đồ chơi Lương Văn Can, khu bách hóa tổng hợp, chợ trời, thậm chí đạp xe đến nơi sản xuất nhựa hàng không ở huyện Gia Lâm hỏi mua nhưng không có. Đến khi mua được chiếc Boeing 767-300 năm 1999 mơ ước mới bắt đầu được thực hiện.

Ngày đó, giá mô hình từ vài trăm đến vài triệu đồng, phải đặt từ nước ngoài hoặc qua trung gian nên kế hoạch xây dựng bộ sưu tập của Tiệp tiến triển rất chậm. Khi học đại học, anh tranh thủ đi làm thêm để lấy tiền nuôi đam mê nhưng số lượng cũng chỉ dừng lại ở vài chiếc. Tốt nghiệp, anh tạm dừng sưu tầm, chú tâm phát triển công việc kinh doanh.

Năm 2012, anh Tiệp quay lại đam mê khi đã ổn định kinh tế. Toàn bộ số mô hình hiện có của anh đặt tại các shop ở Mỹ, Đức, Singapore, Thái Lan… hoặc sang tận nơi để đàm phán mua. Giá dao động từ một triệu đến vài chục triệu đồng, tùy vào độ hiếm và nơi sản xuất.

Địa điểm giải trí img-0083-jpg-1648488576-7125-1-9087-8494-1649513244 Chàng trai 'nghiện' sưu tầm mô hình máy bay Thông tin

Anh Nguyễn Quang Tiệp bên cạnh các mô hình máy bay tại nhà riêng, tối 22/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Bộ sưu tập của anh hiện có một số mẫu đặc biệt, ví dụ mô hình chiếc Boeing 777-200ER số hiệu MH370 đã mất tích của hãng Malaysia Airlines, cả thế giới chỉ sản xuất 80 chiếc. Tiệp còn có một trong 300 chiếc mô hình mẫu Airbus A320 của hãng US Airway, hạ cánh xuống sông Hudson, New York cứu sống toàn bộ hành khách năm 2009. Ngoài ra, anh còn mua được một số tàu bay được thiết kế riêng cho Thế vận hội, World Cup hoặc các mẫu hiếm.

“Nếu không đặt sớm phải mua lại với giá cao hoặc mất cơ hội sở hữu”, anh cho biết. Chỉ tay về mô hình chiếc Boeing 747 cõng tàu con thoi Endeavour của Mỹ, anh nói đây là mô hình đắt nhất trong bộ sưu tập. Sau nhiều lần săn đón, vật nài, cuối cùng anh mua được với giá 6 triệu đồng nhưng hiện rất khó để tìm người bán, giá trị tăng theo thời gian. Hay chiếc Air France 747 có giá hơn 4 triệu đồng, nhưng anh Tiệp phải bỏ hơn chục triệu đồng bay sang Thái Lan tìm mua. “Nhiều lúc phải nhịn ăn, nhịn tiêu để có tiền mua mấy con chim sắt. Nhiều người nói tôi dở hơi, ném tiền qua cửa sổ”, anh tâm sự.

Nhà sưu tầm cho biết thêm, tùy nhu cầu người chơi, các đơn vị sản xuất tung ra nhiều tỷ lệ khác nhau, từ 1:50 đến 1:1000 nhưng tỷ lệ vàng để trưng bày là 1:200, với cả mô hình bằng nhựa cứng hoặc chế tác từ kim ngoại nguyên khối, có trọng lượng từ vài gram cho đến hơn chục kg. “Chúng không quá to hoặc quá nhỏ, vừa đủ để người xem chiêm ngưỡng từ tổng thế đến từng chi tiết nhỏ nhất trên máy bay”, anh nói.

Sở hữu gần 1.000 mô hình khác nhau, anh Tiệp khẳng định không bao giờ nhầm tên, thông số kỹ thuật từ dòng máy bay cổ đến chiếc hiện đại đang bay. Đặc biệt, mỗi mô hình thể hiện rõ quá trình hình thành và phát triển của từng hãng hàng không, gắn với nét văn hóa riêng của mỗi quốc gia.

“Tôi không sưu tầm để chứng tỏ độ khủng về số lượng hay giá trị tiền, bởi đó là đam mê”, anh Tiệp nói.

Địa điểm giải trí Mo-hinh-2-jpeg-6678-1649513244 Chàng trai 'nghiện' sưu tầm mô hình máy bay Thông tin

Các mẫu máy bay được sắp xếp theo từng châu lục, quốc gia, đội bay thể hiện được cả quá trình hình thành, phát triển của hãng hàng không. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.

Hiện, bộ sưu tập của anh Tiệp được cất giữ cẩn thận trong căn phòng 40 m2, được thiết kế riêng, lắp đặt 15 tủ gỗ cao hơn 3 m cùng máy lạnh, hút ẩm. Người vào phòng tham quan phải tuân thủ quy tắc “3 không”: không mở bung cửa; không cầm nắm mô hình; và không mang đồ ăn. Để người đến xem dễ hình dung, anh sắp xếp mô hình theo từng châu lục. Trong mỗi châu, phân thành nhiều quốc gia và các đội bay. Hiện, anh sở hữu mô hình máy bay của khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều hãng hàng không đã ngừng hoạt động hoặc bị thâu tóm.

Được đánh giá là thú chơi xa xỉ, khoảng năm năm trở lại đây, số lượng thành viên và các hội nhóm tư vấn, chia sẻ chơi mô hình máy bay ngày càng nhiều. Nhóm đông nhất có 3.000 thành viên.

Biết anh Tiệp sở hữu bộ sưu tập lớn, nhiều người ngỏ ý muốn mua một số mô hình tàu bay đơn lẻ, nhưng anh từ chối. “Bán một cái không thể giàu lên, mình mất công tìm mua lại hoặc không còn nơi bán”, anh cười. Anh Tiệp cũng có kênh YouTube riêng để chia sẻ đam mê với tất cả mọi người yêu máy bay và hàng không.

Ngoài sưu tầm mô hình độc lạ, thời gian tới, anh Tiệp dự định làm mô hình sân bay tỷ lệ 1:200 với ba nhà ga riêng để trưng bày máy bay, đính kèm “thông tin cá nhân” cho từng chiếc để người xem dễ hiểu hơn. Khi đó, anh có thể đón thêm nhiều người đến thưởng ngoạn những chiếc tàu bay gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ.

Quỳnh Nguyễn

Hoa tiền