Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

‘Cha mẹ đừng Google về bệnh trầm cảm của con’

Địa điểm giải trí cha-me-dung-google-ve-benh-tram-cam-cua-con 'Cha mẹ đừng Google về bệnh trầm cảm của con' Thông tin
Rate this post

Khi phát hiện tâm lý trẻ bất ổn, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa khuyên cha mẹ nên đưa con khi khám để có những can thiệp kịp thời thay vì tự tìm hiểu trên mạng.

“Ngày biết con trai gặp vấn đề tâm lý, với tôi đó là một cú sốc. Gia đình tôi đưa cháu đi khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị tâm thần phân liệt. Lúc đó, tôi như từ trên cao rơi xuống địa ngục. Sau này gia đình tôi mới biết bác sĩ chẩn đoán nhầm và hệ quả là con tôi đã sử dụng sai thuốc trong một thời gian dài”, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông nhớ lại.

Đến nay là năm thứ 9 bà Phương Hoa và gia đình đồng hành cùng con trai chữa trị trầm cảm. Hai cuốn sách do bà chắp bút là “Khi mây đen kéo tới”, “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” kể lại hành trình đầy kiên nhẫn cùng con vật lộn với trầm cảm. Đó cũng là nỗi lòng của một người mẹ khi cùng con âm thầm chịu đựng những cơn đau.

Bệnh trầm cảm được bà mô tả qua góc nhìn của một người mẹ – cũng là một nhà nghiên cứu tâm lý với mục đích duy nhất là giúp những gia đình ở hoàn cảnh tương tự. Tuy vậy, bà tự nhận mình vẫn đầy vụng về, âu lo và bỡ ngỡ trong cuộc chiến ròng rã với bệnh trầm cảm của con.

Địa điểm giải trí cha-me-dung-bao-gio-google-ve-benh-tram-cam-cua-con-1651806532 'Cha mẹ đừng Google về bệnh trầm cảm của con' Thông tin

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa chia sẻ tại eBox. Video: Huy Mạnh

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng hiện có nhiều ý kiến “kết tội” cha mẹ khi con mình mắc trầm cảm. Nhưng giữa vô vàn những nỗi đau thì có một cơn đau trầm lặng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bọn trẻ mà cả bố mẹ, anh chị em, bạn bè cũng chịu tác động rất lớn.

Bên cạnh đó, bà cho rằng khi nhắc tới trầm cảm, “chúng ta vẫn thường nhắc về nó như một khái niệm còn khá mơ hồ”, thậm chí nói về trầm cảm như một căn bệnh đơn thuần chỉ nỗi buồn, căng thẳng. Những hiểu biết sai lầm ấy làm cho hệ quả của căn bệnh này trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với con trẻ ở lứa tuổi vị thành niên.

“Việc nhận biết ai đó đang bị trầm cảm, thậm chí là con mình là điều không dễ dàng. Khi biết, chúng ta cũng lúng túng và gặp nhiều trở ngại khi muốn trợ giúp ai đó vượt qua cơn “mây đen” của cảm xúc”, bà Hoa nói. Đưa con đi khám tại các cơ sở uy tín hoặc mời bác sĩ tâm lý tư vấn là điều cần thiết trong trường hợp phát hiện con có những bất ổn hành vi.

Địa điểm giải trí 07b3974478e2b6bceff3-1769-1651807128 'Cha mẹ đừng Google về bệnh trầm cảm của con' Thông tin

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa làm diễn giả eBox chủ đề Trầm cảm tuổi vị thành niên.

Chỉ cần gõ từ khoá “trầm cảm tuổi vị thành niên”trên thanh tìm kiếm Google Việt Nam, chỉ trong 0,38s có 6.840.000 kết quả có liên quan. Tương tự, với từ khoá “trầm cảm” kết quả sẽ là 36.000.000. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố, cứ trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, trầm cảm là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở trẻ vị thành niên.

Điều đó phần nào cho thấy trầm cảm đang là một trong những vấn đề được quan tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam và gióng lên hồi chuông cảnh báo để các bậc phụ huynh quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ tinh thần của con trẻ.

Chi tiết câu chuyện cùng con vượt qua những bất ổn tâm lý sẽ được PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa chia sẻ trong eBox lên sóng từ 16/5. Bà là một chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực tâm lý học tại Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo TW. Hiện bà là Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông, đồng thời là cố vấn của diễn đàn Beautiful Mind VN.

Trong rất nhiều năm, bà luôn là một người bạn, người đồng hành đáng tin cậy của rất nhiều người bệnh trong việc chữa lành tâm hồn, chiến đấu với căn bệnh trầm cảm, lo âu.

Đến với eBox chủ đề Trầm cảm tuổi vị thành niên, diễn giả Phương Hoa mong muốn truyền đi thông điệp về hy vọng, niềm hy vọng không chỉ với chính người bệnh mà còn cả với những người thân của họ. Nỗi cô độc, yếu ớt, bất lực của loại cảm xúc “đặc biệt” này cứ thế tiếp tục gây ra nhiều hệ lụy không giới hạn cho bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối với giới trẻ.

eBox còn có sự tham gia của TS Đặng Hoàng Giang và diễn viên, MC trẻ Nguyễn Lâm Thảo Tâm. Các diễn giả sẽ mang đến nhiều kinh nghiệm đối phó với trầm cảm, đặc biệt là ở lứa tuổi nhạy cảm với nhiều thay đổi về tâm sinh lý với mong muốn để người bệnh và người thân của họ có những hiểu biết đúng về căn bệnh và liệu pháp điều trị.

Chương trình không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho các bậc phụ huynh về trầm cảm ở trẻ vị thành niên; sự tham vấn, tương tác trực tiếp trên sóng Livestream cùng các diễn giả mà còn tiếp tục hỗ trợ tư vấn sau chương trình nhằm trợ giúp cho những phụ huynh, gia đình và các bạn trẻ đang gặp khủng hoảng về tinh thần, áp lực, lo âu.

eBox “Trầm cảm vị thành niên” được công chiếu trong 2 ngày 16/5 và 17/5, gồm các video chia sẻ kinh nghiệm từ diễn giả, buổi livestream giao lưu trực tiếp cùng người xem dự kiến diễn ra vào ngày 18/5.

Phụ huynh truy cập vào đây để đăng ký tham dự eBox chủ đề “Trầm cảm tuổi vị thành niên”.

Ka Mi

Hoa tiền