Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

20 năm làm mũ linh vật SEA Games

Địa điểm giải trí 20-nam-lam-mu-linh-vat-sea-games 20 năm làm mũ linh vật SEA Games Thông tin
Rate this post

Hà NộiÔng Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, quận Hai Bà Trưng, tự làm 9 chiếc mũ phỏng theo hình linh vật SEA Games, qua 9 kỳ đại hội.

Trưa 6/5, khoảng 7 tiếng trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Indonesia tại vòng bảng SEA Games 31, ông Tuấn kiểm tra lần cuối các chi tiết trên hai chiếc mũ cổ động hình sao la, trước khi lên đường đến sân vận động Việt Trì. “Tôi mong sự xuất hiện của cặp linh vật này trên khán đài sẽ giúp đội tuyển Việt Nam thắng đậm”, ông Tuấn, một thiếu tá quân đội về hưu, nói.

Ông Tuấn nảy ra ý định làm mũ hình sao la cách đây hơn một năm. Sau khi nghiên cứu kỹ hình dáng con vật, suy nghĩ cách tạo hình và vật liệu chế tác, hai tuần trước ông mới bắt tay vào thực hiện.

“Không riêng cặp sao la, 8 linh vật của các kỳ SEA Games trước cũng như vậy”, ông cho biết. Tùy thuộc vào độ khó, mỗi sản phẩm mất từ vài tuần đến vài tháng để hoàn thiện.

Địa điểm giải trí 61ae203a-2cfa-4eb0-b745-a6811d-4596-9102-1651855326 20 năm làm mũ linh vật SEA Games Thông tin

Ông Nguyễn Quang Tuấn chụp ảnh cùng hai chiếc mũ linh vật sao la của SEA Games 31, tại nhà riêng sáng 6/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.

Mê bóng đá, nhưng trước khi nghỉ hưu ông Tuấn chỉ xem qua truyền hình. Từ năm 1990, ông có nhiều thời gian hơn cho đam mê và góp mặt trong tất cả các trận đấu của đội tuyển quốc gia khi thi đấu ở trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Ông kể, thời đó người đi cổ vũ đông nhưng trên sân vận động không có “nhạc trưởng”, thiếu màu sắc trên khán đài. Nghĩ phải làm điều khác biệt, thể hiện tình yêu bóng đá và khuấy động phong trào, trong trận bán kết Tiger Cup 1998, Việt Nam gặp Thái Lan, ông nhờ họa sĩ – nghệ sĩ nhân dân Phạm Viết Song hóa trang mặt và khẩu hiệu “Việt Nam vô địch”.

“Tôi không quan trọng xấu, đẹp hay dị biệt, chỉ mong tiếp thêm sức mạnh để đội nhà giành chiến thắng. Kết quả là trận đó đội tuyển Việt Nam vùi dập Thái Lan 3 – 0”, ông hồi tưởng.

Địa điểm giải trí f5d56e44-3b48-4abe-ae2c-2b5504-1767-8473-1651855326 20 năm làm mũ linh vật SEA Games Thông tin

Ông Tuấn vẽ mặt, đeo sừng trâu, mặc trang phục tự thiết kế tại sân vận động trong SEA Games 22, năm 2003. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Từ SEA Games 2003 tổ chức tại Việt Nam, ông được mọi người đặt cho biệt danh “Tuấn trâu vàng”. Ngày ấy, ông dự định làm một chiếc đầu trâu lớn bằng tre, mây (loại giống đầu lân) đi cổ vũ. Sát ngày khai mạc vẫn chưa xong, ông chuyển hướng làm mũ sừng trâu.

Cặp sừng trâu dựng bằng cốt tre, bên ngoài bồi giấy xi măng, sơn đen, có trang trí họa tiết, nặng gần 4 kg, cao 60 cm, mất gần một tuần để hoàn thiện. Ngay trong trận xuất quân của đội tuyển bóng đá nam, người hâm mộ thích thú thấy người đàn ông ngoài 50 tuổi, vẽ mặt, đầu đội sừng trâu, mặc quần vàng, áo đỏ nổi bật trên khán đài. “Tôi đã không nghĩ chiếc mũ tự chế được nhiều người chú ý và khen ngợi như vậy”, ông Tuấn kể.

Từ ấy, trước mỗi trận đấu bóng trong nước, ông Tuấn dành ba tiếng vẽ mặt, đội mũ sừng trâu, cùng bạn bè đi xe diễu hành dọc phố phường và đến sân vận động sớm nhất. Ông nói đã đi gần hết các sân vận động khắp cả nước để cổ vũ. Những lần đội tuyển đi thi đấu nước ngoài, ông không vẽ mặt, chỉ đội mũ linh vật, mặc quần áo tự thiết kế.

Hai năm sau, đại bàng Gilas được chọn là linh vật cho SEA Games 23 ở Philippines. Sau nửa năm lên ý tưởng, ông Tuấn mất hai tháng thực hiện. Tiếp đó, mũ hình linh vật của các kỳ SEA Games như mèo Can, voi Champa và Champi, rồng komodo, cú mèo, sư tử biển Nila, hổ Rimau, quả bóng xốp Pami và năm nay là cặp sao la, lần lượt ra đời.

Địa điểm giải trí 261383149-3120639888214623-851-9509-3071-1651855326 20 năm làm mũ linh vật SEA Games Thông tin

Mũ linh vật sư tư biển cho SEA Games 28 tổ chức tại Singapore năm 2015 được ông Tuấn chế tác trong ba tháng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Trong 9 chiếc mũ biểu tượng của 9 kỳ SEA Games, có 5 chiếc tôi làm thủ công. Những cái còn lại tôi có nhờ bạn bè hỗ trợ khoan, cắt khung bằng máy vì nhà không sẵn dụng cụ”, theo ông Tuấn.

Mỗi chiếc mũ phải trải qua năm bước, gồm nghiên cứu hình dáng linh vật; tạo khung bằng nan tre, xốp, lồng bàn, đồ dùng bằng nhựa sẵn có; bồi nhiều lớp giấy xi măng cho cứng hoặc gọt xốp đắp lên khung; tô màu, phủ nhũ; hoàn thiện. Ông nói, khó nhất là bước làm khung, tạo được dáng chắc chắn, cứng cáp. Nhưng lâu nhất là khâu tô màu, trang trí sao cho giống thật. Hai mươi năm làm mũ linh vật, ông Tuấn không nhớ làm hỏng bao nhiêu mẫu, nhiều lần thức đến sáng để hoàn thiện. “Sản phẩm làm ra phải đẹp, có hồn, chi tiết sắc sảo mới đem đi cổ vũ đội nhà, nếu chưa ưng ý tôi sẽ phá đi làm lại”, ông nói.

Thấy chồng tìm được niềm vui tuổi già, bà Lê Thị Thịnh, 71 tuổi, cũng ủng hộ. “Trước mỗi kỳ SEA Games ông ấy dành vài tháng ngồi dán giấy, đẽo gọt sau trang trí. Qua từng năm, cái sau luôn đẹp hơn cái trước”, bà Thịnh nói.

Ngoài SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam, 8 lần khác ông Tuấn đều mang mũ linh vật ra nước ngoài đồng hành cùng bóng đá Việt Nam. Chuyến đi Indonesia của SEA Games 26 tốn kém nhất với chi phí 32 triệu đồng, “bằng 8 tháng lương hưu”. Hay SEA Game 24 tại Thái Lan, ông phải gom góp 6 tháng lương hưu.

Không ít lần chiếc mũ linh vật cồng kềnh, cao đến nửa mét, bị nhân viên sân bay hay bảo vệ sân vận động giữ lại. Ông Tuấn mất nhiều thời gian giải thích, nhờ can thiệp để thông qua. “Không phải ham nổi tiếng, thích khoe mẽ, tôi chỉ muốn khích lệ tinh thần, mong các tuyển thủ có động lực và biết người dân Việt Nam vẫn luôn sát cánh họ trong từng trận”, ông nói.

Ngoài 9 mũ linh vật SEA Games, ông còn làm 5 chiếc khác cho các giải Tiger Cup, Suzuki Cup và một số các giải đấu trong nước. Hiện còn 6 chiếc, số còn lại ông tặng bạn bè hoặc bị hư hỏng. “Từng có người ngỏ ý mua những tôi không bán. Với tôi chúng là kỷ niệm, là món đồ vô giá”, ông nói.

“Tuấn trâu vàng” đã trở thành cái tên quen thuộc với các cầu thủ đội tuyển bóng đá Việt Nam. Ông thường xuyên được giao lưu, chụp ảnh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhiều cầu thủ nổi tiếng như Quang Hải, Quế Ngọc Hải, Đình Trọng, Văn Toàn… trên sân bóng. “Như trận tranh huy chương đồng tại SEA Games 28, Quế Ngọc Hải đã chạy đến ôm và tặng tôi chiếc áo đang mặc ngay sau trận đấu, để thể hiện lòng cảm kích khi biết tôi luôn sát cánh cùng đội tuyển. Chúng tôi như một gia đình”, ông Tuấn kể.

Thấy tuổi ông cao, một số người khuyên nên tìm đơn vị chế tác linh vật chuyên nghiệp, nhưng “Tuấn trâu vàng” không chịu. Ông nói, sản phẩm phải tự tạo mới ý nghĩa và mang thành ý của một cổ động viên ruột.

Trong thời gian tới, ông Quang Tuấn vẫn theo sát đội tuyển quốc gia qua các trận đấu và làm mũ đội đầu hình linh vật của các kỳ SEA Games tiếp. Sau cặp sao la, ông sẽ chế tác là cặp thỏ mặc trang phục truyền thống Khmer, cho SEA Games 32, tổ chức ở Campuchia năm 2023.

“Tôi mới phác thảo sơ qua ý tưởng, vì trước mắt phải tập trung cho SEA Games 31. Tôi hy vọng trong Đại hội thể thao Đông Nam Á lần này, các vận động viên Việt Nam sẽ đạt kết quả cao nhất”, ông nói.

Quỳnh Nguyễn

Hoa tiền