Địa điểm mới

Các góc nhìn về việc quản lý thuốc lá thế hệ mới

Các loại thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) vẫn chưa chịu sự kiểm soát của pháp luật hiện hành tại Việt Nam, trong khi một số nước trên thế giới đã đưa vào quản lý.

Tại Việt Nam, các sản phẩm TLTHM như thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT) chưa được cấp phép thương mại nhưng thực tế đang được tiêu thụ thông qua đường “xách tay” hoặc buôn lậu. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đề xuất chính sách quản lý TLĐT và TLLN, tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá. Nhiều hội thảo liên quan đến sản phẩm, khung pháp lý cho TLTHM đã được tổ chức.

Các hướng kiểm soát TLTHM

Tại tọa đàm chủ đề “Quản lý TLTHM – Cần góc nhìn mới” được tổ chức vào tháng 1/2022, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính (Bộ Tư Pháp) cho rằng, Việt Nam đang quản lý các sản phẩm thuốc lá bằng Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá ban hành năm 2012. Vào thời điểm ban hành luật, chưa có TLTHM nên các sản phẩm này chưa nằm trong văn bản của luật. Tại phiên họp Các bên lần thứ 8 (COP8) về Kiểm soát Thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định TLLN là sản phẩm thuốc lá và kêu gọi các nước quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành của quốc gia.





Địa điểm giải trí h3-5835-1644560740 Các góc nhìn về việc quản lý thuốc lá thế hệ mới Thông tin

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính (Bộ Tư pháp), nêu ý kiến tại tọa đàm

Phát biểu tại tại tọa đàm, ông Vũ Đức Nam – Phó Phòng Công nghiệp Thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng quản lý thuốc lá thế hệ mới là cần thiết, cần có các giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý. Hiện Bộ Công Thương đã tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành và phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất chính sách kiểm soát đối với các sản phẩm TLTHM, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá hiện hành cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các bộ ngành liên quan vào cuối tháng 9/2021, Bộ Công Thương đã có báo cáo về việc đề xuất thí điểm có thời hạn đối với TLLN.





Địa điểm giải trí H2-1464-1644560740 Các góc nhìn về việc quản lý thuốc lá thế hệ mới Thông tin

Ông Vũ Đức Nam – Phó Phòng Công nghiệp Thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nêu ý kiến tại tọa đàm

Các quốc gia trên thế giới hiện có nhiều hướng kiểm soát khác nhau đối với TLTHM. Bên cạnh các nước cấm hoàn toàn sản phẩm này thì phần lớn các nước cho thương mại hóa với những quy định kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, theo báo cáo tháng 7/2021 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 11 nước chưa cho phép hoặc có biện pháp kiểm soát cung ứng TLLN và 184 quốc gia có biện pháp quản lý như là sản phẩm thuốc lá hoặc hàng hóa khác. Đối với TLĐT, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm, 79 nước có biện pháp quản lý với mức độ khác nhau và 84 nước chưa có biện pháp quản lý.

Mỹ quản lý, phân loại TLLN vào nhóm thuốc lá không đốt cháy để phân biệt với thuốc lá điếu thuộc nhóm sản phẩm đốt cháy. Trung Quốc vừa đưa TLĐT vào quản lý theo Luật độc quyền ngành thuốc lá của quốc gia này. Một số quốc gia vẫn duy trì chính sách cấm đối với TLLN như Brazil, Singapore, Na Uy,… Riêng Uruguay cho phép bán TLLN nhưng cấm TLĐT.





Địa điểm giải trí H1-3778-1644560740 Các góc nhìn về việc quản lý thuốc lá thế hệ mới Thông tin

Các khách mời tham dự tọa đàm “Quản lý thuốc lá thế hệ mới – Cần góc nhìn mới”.

Tìm giải pháp cho người không thể bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá hoàn toàn luôn là lời khuyên đầu tiên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với nhiều năm thăm khám cho bệnh nhân, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Ngọc (Phó chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Hô hấp TP HCM) cho biết, cai thuốc lá thành công là việc rất khó khăn, trên 10 người thì 8 người đã nói không bỏ được thuốc lá. Có khoảng 50% người đã bỏ thuốc cũng tái nghiện vì nhiều lý do. Với những người không thể bỏ thuốc lá thì theo các bác sĩ, cần có giải pháp giảm thiểu tác hại của thuốc lá bằng các sản phẩm có hàm lượng các chất gây hại ít hơn so với thuốc lá điếu thông thường.

Theo khảo sát về tác hại của thuốc lá trên VnExpress với gần 5.000 người tham gia, có trên 90% người hút thuốc muốn tìm cách giảm tác hại. Giải pháp hỗ trợ để giảm thèm nicotin được nhiều nam giới Việt đề xuất như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng bên cạnh kẹo ngậm, miếng dán nicotin…

Tại Ý, nghiên cứu của Trung tâm Phòng chống tác hại thuốc lá (CoEHAR) do GS. Riccardo Polosa đứng đầu, được thực hiện trong 3 năm trên những người nghiện thuốc cho kết quả: Việc sử dụng TLLN thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu có thể giảm hơn 40% số đợt cấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng trong các chỉ số chất lượng cuộc sống, khả năng tập thể dục.

Một nghiên cứu gần đây của Phòng Nghiên cứu Chính sách Thuốc lá, Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, xác định việc phơi nhiễm với khí hơi aerosol của sản phẩm TLLN được ước tính gây nguy cơ mắc ung thư trọn đời thấp hơn 3 bậc so với tác động gây ra bởi phơi nhiễm thường xuyên với khói của thuốc lá điếu đốt cháy.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đang kêu gọi cai thuốc lá là biện pháp tốt nhất đối với người hút thuốc. Với những sản phẩm TLLN, chính phủ các nước cần kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm phải tuân thủ các biện pháp chính sách và quy định áp dụng cho tất cả các sản phẩm thuốc lá khác, phù hợp với Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC).

Ngọc An (Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam)