Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Cả làng rủ nhau đi bắt cá

Địa điểm giải trí ca-lang-ru-nhau-di-bat-ca Cả làng rủ nhau đi bắt cá Thông tin
Rate this post

Hòa BìnhMỗi năm, cứ vào tháng 5, người dân xóm Cát lại rủ nhau đi quăng lưới, bắt cá ở đập Đẻo, chia đều cho tất cả các gia đình.

Từ ngày 1/6, một loạt trang mạng đăng tải hình ảnh kèm đoạn clip ghi lại cảnh người dân ở xóm Cát, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn quăng lưới dưới sông. Cá chuyển lên bờ được phân loại, xếp thành hàng ngay ngắn và chia đều từng phần, khoảng 6-7 kg cho mỗi gia đình. Mọi người tự giác lấy phần của nhà mình, không ai so kè nhiều ít, thiệt hơn.

“Tôi không nghĩ cảnh đánh bắt và chia cá cho 200 hộ dân diễn ra hàng chục năm, nay được nhiều người thích thú đến vậy”, chị Bùi Thị Lâm, 36 tuổi, người quay và chia sẻ video lên mạng xã hội, nói.

Trên một số diễn đàn, đoạn clip thu hút hàng chục triệu lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ bởi tình làng nghĩa xóm bền chặt của người dân nơi đây. “Thời nay còn có giữ được cảnh cả làng san sẻ từng con cá thật cảm động. Tôi như quay trở lại tuổi thơ”, người dùng tên Thanh Mai bình luận.

Địa điểm giải trí A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-06-3346-7651-1654233422 Cả làng rủ nhau đi bắt cá Thông tin

Cá đánh bắt dưới đập được chia đều trên bờ cho các hộ gia đình, sáng 13/5. Ảnh: Bùi Lâm

Chị Lâm cho biết, sáng 13/5, 10 người đàn ông trung tuổi trong xóm ra đập Đẻo, bắt cá. Đây là con đập dài gần một km, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp trên địa bàn. Tận dụng mặt nước, hàng chục năm nay người dân xóm Cát gom tiền mua giống, nuôi chung, sau khi thu hoạch sẽ chia nhau.

Hơn 10 giờ sáng, việc đánh bắt hoàn tất. Ở trên bờ, chị Lâm đảm nhận phân chia. Mỗi hộ nhận một cá mè to và 4-5 con nhỏ, chưa kể tôm, tép. Toàn bộ số cá được chia đều theo kiểu ước lượng, không dùng cân vì “trước giờ vẫn vậy”, nhưng không ai so kè bên nhiều bên ít. “Ra chợ mua đơn giản hơn việc bỏ công sức đi bắt từng con. Nhưng 200 hộ dân vẫn duy trì tục lệ hàng năm vì muốn mọi người cùng làm cho vui vẻ, coi như một hoạt động thắt chặt tình làng nghĩa xóm”, chị nói.

“Ngày xả đập như ngày hội, người mang vó, người mang nơm, người thả lưới để bắt cá. Người dân xóm khác cũng được tham gia sau được mời thưởng thức cá. Năm nào tôi cũng tham gia”, chị Phương, một người dân xóm bên bày tỏ.

Địa điểm giải trí 280376291-1927642880758171-690-8105-1450-1654233422 Cả làng rủ nhau đi bắt cá Thông tin

Chị Lâm (áo hồng) nhận trách nhiệm chia sẻ cho 200 hộ dân trong xóm Cát, sáng 13/5. Ảnh: Bùi Lâm

Hoạt động đánh bắt cá ở đập Đẻo diễn ra vào tháng 5 hàng năm, khi lúa vụ chiêm đã chín, xã thông báo xả đập. Đây là lần đầu sau hàng chục năm, người dân chờ đến hai năm mới đánh bắt, do dịch bệnh. “Bởi vậy cá trong đập to hơn. Nhất là cá mè, nhiều con nặng đến 6 kg, còn cá chép, trắm, trôi khoảng 2 kg một con”, chị Lâm nói.

Theo quy định, mỗi hộ gia đình muốn đóng góp nộp 10 kg thóc, sau quy ra tiền để mua cá giống thả xuống đập. Nuôi cá tự nhiên, không cần cho ăn, xóm cũng cử một người bảo vệ hồ cá. Khi bắt hết cá sẽ đóng cửa đập, người dân đợi nước đập dâng lên lại mua cá giống thả xuống, để năm sau bắt.

Địa điểm giải trí A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-06-5207-3756-1654233422 Cả làng rủ nhau đi bắt cá Thông tin

Sau khi đánh bắt xong cá to, người dân xóm Cát lại xuống mò cua, ốc, bắt tôm, tép. Ảnh: Bùi Lâm

Ông Quách Công Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú cho biết, hoạt động nuôi và chia cá ở xóm Cát diễn ra thường niên, có từ vài chục năm nay, khi có ao, đập. “Đây là nét văn hóa đặc biệt, thể hiện rõ tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Bà con nhân dân ai cũng vui vẻ, không tính toán thiệt hơn. Đặc biệt việc nuôi cá chung khiến các hộ gia đình đều nâng cao trách nhiệm bảo vệ đập. Đây là hoạt động đẹp, cần được nhân rộng”, ông Vinh nói.

Sau vụ thu, người dân xóm Cát lại chuẩn bị góp thóc, mua cá giống mới. “Giờ này năm sau người xóm tôi lại như hội. Ngoài lễ tết, đây là dịp để bà con tụ họp, con cháu ở xa có dịp về quê hương”, chị Lâm cho biết thêm.

Quỳnh Nguyễn

Hoa tiền