Ánh sáng mặt trời trực tiếp, ổ cắm và điện thoại di động… đều có nguy cơ gây hỏa hoạn khi nhiệt độ môi trường tăng đột biến.
Tránh ánh nắng trực tiếp
Cần tắt các thiết bị điện tử như điện thoại di động, iPad… khi không sử dụng và tránh ánh nắng trực tiếp.
Tương tự, không để các thiết bị phản quang như gương, pha lê, đồ trang trí bằng thủy tinh và các vật phản chiếu khác tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Các vật thể này hoạt động như một thấu kính, nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chúng, dễ khiến các vật gần đó như rèm lửa, đồ nội thất mềm bốc cháy.
Bảo trì thiết bị làm mát
Cần bảo dưỡng định kỳ điều hòa và quạt. Làm sạch những thiết bị này sẽ ngăn ngừa tích tụ của bụi trên động cơ, giảm nguy cơ chập cháy khi thời tiết nóng.
Loại bỏ chất thải dễ cháy
Các loại chất thải dễ cháy như lá cây, que củi, bìa cứng cần phải loại bỏ khỏi nhà hoặc để xa nguồn tạo lửa, các chất và khí gây cháy. Chúng rất dễ bắt lửa, làm tăng khả năng lan rộng đám cháy.
Hút thuốc xong, phải đảm bảo phải dập tắt hoàn toàn trước khi vứt bỏ, tránh nguy cơ vô tình gây hỏa hoạn. Vứt đầu thuốc lá vào thùng không đủ an toàn, những ngày nắng nóng, thùng khô, nóng, có thể bốc cháy.
Điện thoại đi động
Thường xuyên kiểm tra điện thoại di động khi sạc. Thiết bị này có thể bị nóng khi sạc, đặc biệt là lúc nhiệt độ môi trường cao. Nếu để dưới gối hoặc đệm, chúng có thể nóng lên nhanh chóng, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn.
Không làm ổ cắm quá tải
Bạn có thể cắm quạt trong lúc sạc điện thoại và máy tính cũng đang sạc, nhưng cần lưu ý cháy nổ có thể xảy ra do ổ cắm quá tải. Hơn nữa, dây điện ở khắp nơi cũng tạo nguy cơ tăng nhiệt quá mức. Vì vậy, cần đặt chúng ở nơi thoáng, mát mẻ và gọn gàng.
Nhật Minh (Theo Metro)