Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Bí kíp chăm sóc cây lưỡi hổ

Địa điểm giải trí bi-kip-cham-soc-cay-luoi-ho Bí kíp chăm sóc cây lưỡi hổ Thông tin
Rate this post

Cây lưỡi hổ dễ chăm, giải phóng oxy vào ban đêm nên được nhiều gia chủ ưa chuộng.

Lưỡi hổ (tên khoa học Sansevieria trifasciata) xuất xừ từ Tây Phi, đặc trưng bởi lá dài và nhọn, gồm hơn 70 biến thể khác nhau về màu sắc, kích cỡ. Lưỡi hổ được mệnh danh là “loại cây không thể chết” nhưng nếu muốn cây phát triển tốt, gia chủ vẫn cần lưu ý một số điểm.

Địa điểm giải trí snake-plant-care-overview-1902-7650-3316-1648805114 Bí kíp chăm sóc cây lưỡi hổ Thông tin

Lưỡi hổ là loại cây cảnh được gia chủ khắp thế giới ưa chuộng. Ảnh: The Spruce

Ánh sáng

Lưỡi hổ là cây bạn có thể đặt bất cứ vị trí nào trong nhà hay ngoài trời bởi chúng chịu được điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất vẫn là gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên không quá gắt.

Nếu không có ánh sáng tự nhiên, bạn có thể đem cây ra ngoài 1-2 lần một tuần vào những ngày khô ráo và kết hợp tưới.

Đất

Lưỡi hổ thích đất tơi xốp và thoát nước tốt. Vị trí đặt cây càng thiếu sáng thì đất càng phải thoáng khí.

Độ pH của đất trồng lưỡi hổ nên từ hơi chua đến hơi kiềm.

Nước

Lưỡi hổ không cần và không thích tưới liên tục. Bạn có thể tưới một tuần một lần vào mùa nóng và một tháng một lần hoặc ít hơn vào mùa đông. Tốt nhất, bạn chỉ nên tưới khi lá cây hơi mềm, rũ, có nếp nhăn và toàn bộ đất phía dưới đã khô hoàn toàn.

Nhiệt độ

Lưỡi hổ thích nghi với nhiều điện kiện sống khác nhau. Nhìn chung, cây có thể chịu được môi trường từ 15 đến 30 độ C.

Phân bón

Bón phân NPK tỷ lệ N cao khi thấy cây mọc lá mới hoặc mọc cây non để thúc đẩy quá trình phát triển đồng thời giúp lá khỏe hơn. Lưu ý, không nên bón phân vào mùa đông bởi đây là lúc cây đang “ngủ đông”.

Cảnh báo

Lá lưỡi hổ chứa độc tố nên có thể gây hại cho chó, mèo nếu chúng ăn phải.

Minh Trang

Hoa tiền