Địa điểm mới

Vợ chồng có nên hợp nhất tài chính?

Địa điểm giải trí vo-chong-co-nen-hop-nhat-tai-chinh Vợ chồng có nên hợp nhất tài chính? Thông tin

Nhiều cặp vợ chồng chuyển toàn bộ tiền lương vào tài khoản chung, khiến nhiều người lo ngại về xung đột về chi tiêu trong gia đình.

Vào những năm 1970 và 1980, việc vợ hoặc chồng không gửi tiền lương vào tài khoản chung được coi là điềm xấu, hôn nhân dễ tan vỡ.

Nghiên cứu của phó giáo sư Emily Garbinsky, Đại học Cornell (Mỹ) cùng các cộng sự năm 2022 một lần nữa khẳng định, các cặp vợ chồng hợp nhất tài chính ít có khả năng chia tay hơn cặp đôi độc lập tiền bạc.

Trong một khảo sát trực tuyến của CreditCards, 43% người được hỏi đồng tình với ý kiến “vợ chồng đã kết hôn nên hợp nhất tài sản”.

Nhưng tiêu chuẩn về quản lý tài chính trong gia đình đang dần thay đổi, tỷ lệ vợ hoặc chồng giữ lại một phần tiền lương tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân là do con người có xu hướng kết hôn muộn và hình thành thói quen quản lý tài chính độc lập.

Kết quả khảo sát gần 4.000 người Mỹ với câu hỏi “liệu vợ chồng có nên hợp nhất tiền lương hay không”, trên tạp chí Hôn nhân và gia đình năm 2016, chia thành hai luồng ý kiến. 50% đồng tình, trong khi nửa còn lại cho rằng nên chia thành tiền riêng và tiền chung cho cả gia đình.

Địa điểm giải trí Couple-growing-their-money-ove-4292-2662-1656573620 Vợ chồng có nên hợp nhất tài chính? Thông tin

Nhiều nghiên cứu chỉ ra vợ hoặc chồng nên hợp nhất tài chính, nhưng số khác lại không đồng tình. Ảnh minh họa: moneyfit

“Tham gia vào mối quan hệ có tài khoản cá nhân, sẽ tạo điều kiện để vợ và chồng có nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi về cách thức quản lý tiền”, Joanna Pepin, nhà xã hội học tại Đại học Buffalo, nói. Còn nếu sử dụng chung tài khoản, bạn dễ bị đối phương chất vấn, nếu tiêu tiền vào những khoản không hợp lý.

Paco de Leon, tác giả của cuốn “Tài chính cho mọi người” nói: “Bạn đời không nhất thiết phải minh bạch và khai báo mọi khoản chi tiêu với đối phương để giữ sự riêng tư và yếu tố bất ngờ”.

Đây cũng là điều mà Farnoosh Torabi, biên tập viên tài chính của trang web công nghệ tiêu dùng CNET, khuyến nghị cặp đôi đã hoặc chưa kết hôn nên áp dụng.

Nhưng dùng tiền chung hay riêng, các gia đình cũng cần tìm hiểu về cách quản lý tài chính tốt nhất,

Xác định mục tiêu tài chính: Cách dễ nhất để sắp xếp các mục tiêu tài chính là thiết lập những gì bản thân và gia đình muốn có. Ví dụ cả gia đình đang lập kế hoạch đi nghỉ mát, người vợ hoặc chồng cần tính toán số tiền cần chi trả và bắt đầu tiết kiệm.

Lập doanh sách thu chi hàng tháng: Sau khi đặt mục tiêu, các gia đình cần theo dõi sinh hoạt phí hàng tháng và phân bổ các khoản chi phù hợp.

Theo dõi chi phí: Khi thẻ ATM trở nên phổ biến, nhiều người quên việc theo dõi số tiền bản thân đang tiêu. Nhưng người dùng nên sử dụng các ứng dụng theo dõi chi phí, tránh việc tiêu vượt quá số tiền quy định.

Thiết lập hệ thống thanh toán hóa đơn: Bạn có thể thiết lập các tài khoản riêng biệt cho từng khoản chi như: thanh toán các khoản thế chấp, kỳ nghỉ dưỡng hay sinh hoạt phí của gia đình.

Cùng bàn bạc nếu định mở tài khoản chung: Để duy trì hạnh phúc, vợ và chồng phải có giao tiếp về tiền bạc, tạo sự đồng thuận. Các cố vấn tài chính cho biết mỗi người sẽ có xu hướng xử lý tiền bạc khác nhau, nhưng giao tiếp luôn được ưu tiên.

Lưu ý: Khi sử dụng tiền chung để chi tiêu, thanh toán đều phải được thống nhất từ cả hai phía thay vì tự quyết định, dễ xảy ra mâu thuẫn.

Phương Minh (Theo The Atlantic, CNBC, Fobers)