Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Vì sao khách Việt thường chọn Pháp để xin visa Schengen?

Địa điểm giải trí vi-sao-khach-viet-thuong-chon-phap-de-xin-visa-schengen Vì sao khách Việt thường chọn Pháp để xin visa Schengen? Du lịch
Rate this post

Nhiều khách Việt tin rằng xin visa Pháp khi du lịch châu Âu có khả năng đậu cao hơn các nước khác trong khối.

Anh Ngũ Văn Dũng, 42 tuổi, CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM có kinh nghiệm đi gần 20 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, anh thường ghé châu Âu một lần du lịch kết hợp công tác và đều xin visa tự túc. Và khi đến châu Âu, anh cũng thường chọn Pháp làm nơi xin thị thực.

Địa điểm giải trí 1-1658738330-4895-1661488169 Vì sao khách Việt thường chọn Pháp để xin visa Schengen? Du lịch

Chụp ảnh tại cánh đồng hoa oải hương ở Pháp là một trong những trải nghiệm được khách Việt yêu thích. Ảnh: Scents Through My Lens

Anh nói có nhiều lý do để đưa ra quyết định này. Thứ nhất là chặng Việt Nam – Pháp có rất nhiều chuyến bay của các hãng trong và ngoài nước, từ bay thẳng đến nối chuyến. Lý do thứ hai là Pháp có sự gắn kết với Việt Nam cả về lịch sử, văn hóa. Các thành phố du lịch hiện tại của Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu… đều mang đậm dấu ấn quy hoạch của Pháp. Bên cạnh đó, quốc gia này nằm ở trung tâm châu Âu, nên việc di chuyển sang các nước khác rất tiện lợi. Lý do cuối cùng, là vì hai vợ chồng anh Dũng có đối tác bên Pháp, họ có thể gửi thư mời hỗ trợ trong việc xét duyệt hồ sơ xin visa và vợ anh thành thạo ngoại ngữ này do từng là du học sinh.

Bên cạnh đó, anh cũng cho biết nhiều người bạn chọn Pháp để xin visa vì các yêu cầu về hồ sơ không quá đặc biệt, khắt khe. Nhiều người trước đó xin thành công, hoặc tỉ lệ đỗ cao. “Khi tôi xin visa Anh, họ gọi tới tận ngân hàng tôi mở sổ tiết kiệm để kiểm tra. Hồi đi Mỹ, sứ quán cũng gọi đến công ty của hai vợ chồng để kiểm tra xem chúng tôi có khai đúng không. Nhưng khi xin visa tại Pháp, họ chưa gọi điện hỏi lần nào”, anh nói.

Địa điểm giải trí 300682068-500079422121620-6918-9386-6177-1661488169 Vì sao khách Việt thường chọn Pháp để xin visa Schengen? Du lịch

Anh Dũng cảm thấy thú vị khi lần đầu đến Pháp và phát hiện tại Paris có một con đường mang tên Sai Gon. Ảnh: NVCC

Mai Hoàng Đạt, Giám đốc một công ty du lịch chuyên dẫn tour châu Âu, chia sẻ anh có 5 năm làm trong lĩnh vực xin visa. Anh cũng thường hướng dẫn khách nộp đơn vào sứ quán Pháp, thay vì các nước khác. Riêng ba tháng hè, công ty của Đạt nhận 300 bộ hồ sơ du lịch châu Âu, hầu hết là xin tại Pháp, một số ít là Hà Lan và các nước khác. Tỷ lệ đạt visa khoảng 90%.

“Trong 26 nước thuộc khối Schengen, Pháp là nước có chính sách mở cửa chào đón du lịch vào top thoáng nhất. Vì vậy, việc xét visa dạng du lịch sang đây có phần dễ, tỷ lệ đậu cao hơn so với các nước khác trong khối. Các chuyến bay từ Việt Nam sang Pháp khai thác nhiều hơn. Nên đây cũng là một trong số những lý do nhiều người chọn bay đến Pháp và làm visa để vào, rồi di chuyển sang các nước trong khối”, Đạt nói. Ngoài ra, hồ sơ Pháp chỉ cần đầy đủ theo hướng dẫn, và người xin mang đi dịch thuật, công chứng. Một số nước khác, như Italy, hồ sơ yêu cầu rất kỹ.

Anh cho biết thêm, Hà Lan thường là ưu tiên thứ hai sau Pháp, vì cũng có tỉ lệ đậu visa du lịch cao. Tuy nhiên sau dịch, lịch hẹn nộp hồ sơ và lăn tay bị hạn chế, nên mọi người lại chuyển hướng sang làm visa Pháp. Lịch hẹn nộp hồ sơ, lăn tay không quá nghiêm ngặt như Hà Lan, và kết quả trả trong vòng 5 đến 10 ngày.

Địa điểm giải trí 3-2416-1661488169 Vì sao khách Việt thường chọn Pháp để xin visa Schengen? Du lịch

Đạt được lãnh sự quán Pháp tại TP HCM cấp visa multi hai năm. Ảnh: NVCC

Đạt cho biết xin visa châu Âu nói chung và Pháp nói riêng không quá khó so với tưởng tượng của nhiều người. Dù nhờ công ty du lịch nộp hộ hay xin visa tự túc, điều quan trọng nhất là bạn cần đánh giá được điểm mạnh – yếu trong hồ sơ của mình. Điểm mạnh cần phát huy, nhấn mạnh để sứ quán thấy, còn điểm yếu thì cần khắc phục, bổ sung để có được bộ hồ sơ tốt nhất, lấy được lòng tin từ phía sứ quán. “Có hai điều bạn cần nhớ: một là chậm nhưng chắc, hai là cần minh bạch, logic, rõ ràng trong các giấy tờ bạn cung cấp”, Đạt nói.

Giấy tờ cơ bản để xin visa

Bên cạnh đó, Đạt cũng chỉ ra một số suy nghĩ sai lầm mà khách Việt thường mắc trong việc nộp hồ sơ. “Nhiều người tin rằng càng nhiều tài sản, chứng minh mình càng giàu là sẽ được đi châu Âu dễ dàng. Do đó, họ chạy đi mượn tiền khắp nơi để dồn tiền làm sổ tiết kiệm. Một số khách tôi từng gặp còn nhờ bố mẹ sang tên nhà đất để chứng minh tài sản. Nhưng tôi thấy đó là một sai lầm”. Lý do là tài chính phải phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp. Ví dụ: một sinh viên mới ra trường, rất hiếm để có giao dịch tài khoản đến trăm triệu, hoặc tiền tỷ. Điều này dẫn đến phi logic và khiến sứ quán nghi ngờ. Do đó, không phải cứ càng giàu là càng tốt.

Nhiều người làm nghề tự do hoặc không có tài chính nên đi làm giấy tờ giả. Đạt nói anh không ủng hộ việc này vì nếu sứ quán phát hiện việc gian dối, hồ sơ của bạn sẽ được cho vào “sổ đen”. Điều đó có nghĩa là giấc mơ đi châu Âu gần như khép lại.

Lỗi tiếp theo nhiều khách Việt hay mắc là khi chuẩn bị xong hồ sơ, không kiểm tra lại tính logic giữa các loại giấy tờ. Nhiều người cũng nghĩ nộp càng nhiều giấy tờ càng tốt. “Để có hồ sơ đẹp, bạn nên chọn lọc những giấy tờ cho hợp lý, có điểm mạnh. Không nên nộp mọi loại giấy tờ không phù hợp, ít nhưng chất”.

Phương Anh

Hoa tiền