Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Tuổi kim lâu có làm nhà được không?

Địa điểm giải trí tuoi-kim-lau-co-lam-nha-duoc-khong Tuổi kim lâu có làm nhà được không? Thông tin
Rate this post

Làm nhà phải tránh năm tuổi phạm kim lâu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có nhiều cách tính tuổi kim lâu, cách nào đúng nguyên lý phong thủy?

Kiêng kỵ làm nhà mới, tu sửa, mua bán nhà và cưới vợ phải tránh năm tuổi phạm kim lâu. Kiểm chứng qua thực tiễn hàng ngàn năm, dân gian đã đúc kết: “Một ba sáu tám thị kim lâu. Cưới vợ làm nhà kỵ ư đầu. Giữ được phu thê cho trọn vẹn. Tiền tài hao tán, tổn bò trâu”.

Làm nhà phải tránh tuổi phạm kim lâu và phải được “trạch”, được ghi chép trong các sách Thông thư, Ngọc Hạp ký (bản in khắc ván thời Nguyễn). Nhưng vì nhiều lý do, bao gồm cả những sai lầm trong dịch thuật, đến nay cách tính kim lâu có nhiều dị bản và sai sót.

Địa điểm giải trí xay-nha-1-4899-1654961340 Tuổi kim lâu có làm nhà được không? Thông tin

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, tuổi đẹp làm nhà không phạm vào tuổi Kim Lâu. Ảnh minh họa: catain.com

Hiện nay, phổ biến có bốn cách tính tuổi kim lâu, trong đó có hai cách lưu truyền dân gian; cách thứ 3 tính theo sách Thông thư nhưng không đúng nguyên lý âm dương. Cách thứ 4 tính theo Thông thư kết hợp nguyên lý phong thủy. Cụ thể như sau:

Cách thứ nhất (dân gian): Nam lấy số tuổi âm lịch (tuổi ta) chia cho 9, số dư = 1, 3, 6 hoặc 8 là phạm kim lâu. Dư 1 phạm kim lâu thân (hại mình). Dư 3 phạm kim lâu thê (hại vợ). Dư 6 phạm kim lâu tử (hại con cái). Dư 8 phạm kim lâu lục súc (hại tài sản, vật nuôi).

Cách thứ 2 (dân gian): Những năm tuổi âm lịch có số cuối là 1, 3, 6 hoặc 8 là phạm kim lâu. Ví dụ, người sinh năm 1965, định làm nhà vào năm 2022 thì lấy 2022 – 1965 = 57 + 1 = 58 là tuổi âm lịch, phạm kim lâu.

Theo cách tính này, nhiều người còn kiêng làm nhà trong năm tuổi phạm hoang ốc và tam tai. Họ kết luận tuổi tốt nhất để cưới vợ, làm nhà là: 10, 17, 19, 22, 31, 35, 37, 46, 58, 61, 67, 70. (Tuy nhiên, nếu tính “trạch” theo nguyên tắc “làm nhà được trạch” thì 13 tuổi phạm bạch hổ (trạch hổ), 31 tuổi trạch quỷ, 35 tuổi trạch thương, 46 tuổi trạch hổ, 58 tuổi trạch bại, 61 tuổi trạch tử, 67 tuổi trạch thương…).

Cách thứ 3 (theo Thông thư, Ngọc Hạp ký nhưng do hiểu nhầm, ghi chép nhầm lẫn hoặc dịch sai): Tính tuổi âm lịch, sau đó theo sơ đồ dưới đây, lần lượt tính từ 10 tuổi, đến chữ “Khởi hai mươi, khởi 30…” thì cung tiếp theo sẽ là 21, 31 tuổi… Nếu số tuổi rơi vào các cung Khôn (1), Càn (3), Cấn (6), Tốn (8) là phạm kim lâu. (xem bảng 1).

(Bảng 1, tính kim lâu sai)

(16) (71) TỐN

Kim lâu lục súc

(17) (72) LY

Không phạm

(10) (18) KHÔN

Kim lâu thân

Khởi mười tuổi

(15) (52) (61) CHẤN

Không phạm

Khởi bảy mươi

NGŨ TRUNG

Khởi năm mươi

(11) (19) ĐOÀI

Không phạm

Khởi hai mươi

(14) (42) (51) CẤN

Kim lâu tử

Khởi sáu mươi

KHẢM (13) (22) (41)

Không phạm

Khởi bốn mươi

(12) (21) CÀN

Kim lâu thê

Khởi ba mươi

Phong thủy và Đông y đều là khoa học. Đông y chữa bệnh cho con người (tiểu vũ trụ), phong thủy “chữa bệnh cho vũ trụ” – tức là làm cho môi trường sống “mát lành” với con người. Hai môn khoa học này đều dựa trên nguyên lý cơ bản của thuyết âm dương, kết hợp đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và tham chiếu một số khoa học khác.

Trong phong thủy, xung, khắc, sát, sinh… thuộc về vận khí. Mỗi tuổi con người có một vận khí. Tránh kim lâu là chọn năm (tuổi) vận khí phù hợp với việc làm nhà, cưới vợ. Kim lâu là dùng chữ “kim” – ngũ hành có đặc tính “khắc sát” mạnh để chỉ điều “dữ” cần tránh.

Sách Âm Phù kinh, Hoàng Đế nội kinh và các sách địa lý, phong thủy kinh điển đều nói rõ: Trời khuyết ở Tây Bắc nên tai phải không tinh bằng tai trái, đất khuyết ở Đông Nam nên chân trái không mạnh bằng chân phải; Ngũ hoàng ra vào ở Tây Nam – Đông Bắc. Đông Bắc là cửa quỷ, Tây Nam là cửa tử. Cưới vợ, làm nhà (chỉ riêng cưới vợ, làm nhà) vào những năm tuổi (vận khí) của mình rơi vào các “cửa” nói trên thì không lành, lại tổn hại.

Muốn biết ở tuổi nào vận khí của mình rơi vào một trong các “cửa” kim lâu thì phải tính tuổi âm lịch, sau đó căn cứ quy luật “hợp thập” của Lạc thư để “bấm” xem tuổi đó rơi vào cửa nào, các số 1,3,6,8 để phân biệt 4 cửa nói trên, không thể hiện tốt – xấu.

Nguyên lý hợp thập của Lạc thư là thập số (10) và ngũ số (5) đều phải nhập trung cung; cộng các số của Lạc thư theo bốn phương tám hướng đều bằng 15; vào ở Khảm – Ly, ra ở Cấn – Khôn.

“Bấm” tuổi theo quy luật của Lạc thư như sau: Bắt đầu từ 1 tuổi ở Khôn, 2 tuổi ở Đoài, 3 tuổi ở Càn, 4 tuổi ở Khảm, 5 tuổi ở trung cung (vào từ Khảm), 6 tuổi ở Cấn (từ trung cung ra Cấn), 7 tuổi ở Chấn, 8 tuổi ở Tốn, 9 tuổi ở Ly, 10 tuổi ở trung cung (vào từ Ly), 11 tuổi ở Khôn (trung cung ra Khôn). Cứ thế tính tiếp đến 100 (tuổi) sẽ thấy các số 10, 20, 30,….; các số 5, 15, 25,…. (hợp thập và hợp ngũ) đều rơi vào trung cung, tức là đúng quy luật. Các tuổi rơi vào Khôn – Càn – Cấn – Tốn là phạm kim lâu.

Tránh được kim lâu rồi lại chọn “trạch” (được phúc đức, bảo, lộc) là hợp với vận khí tốt để làm nhà, cưới vợ. Sách Thông thư, Ngọc Hạp ký do triều Nguyễn ở nước ta cho khắc in đều thống nhất hai nội dung này, không kỵ hoang ốc, tam tai.

Bảng 2, tính kim lâu đúng

(8) (18) TỐN

Kim lâu lục súc

(9) (19) LY

Không phạm

(1) (11) KHÔN

Kim lâu thân

(7) (17) CHẤN

Không phạm

(5) (10) (15)

TRUNG CUNG

Không phạm (hợp thập)

(2) (12) ĐOÀI

Không phạm

(6) (16) CẤN

Kim lâu tử

KHẢM (4) (14) Không phạm

(3) (13) CÀN

Kim lâu thê

Theo cách tính này, đồng thời tra bảng “trạch”, các tuổi làm nhà không phạm kim lâu và được trạch gồm: 25 – trạch Lộc, 30 phúc, 32 bảo, 34 lộc, 37 lộc, 39 phúc, 40 bảo, 42 phúc, 45 lộc, 49 bảo, 50 phúc, 52 bảo, 54 lộc, 57 lộc, 59 phúc, 60 bảo, 62 phúc, 65 lộc, 69 bảo, 70 phúc, 74 lộc, 77 lộc.

Trường hợp tuổi không hợp để làm nhà, có thể nhờ người được tuổi giúp động thổ, khởi công và làm các thủ tục cần thiết khác. Lưu ý là không cần phải làm lễ “mua lại nhà, mua lại trạch” theo quan niệm mê tín dị đoan hiện nay.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải

Hoa tiền