Địa điểm mới

Triết lý nhân sinh trong nụ cười linh vật Tết Nhâm Dần

Địa điểm giải trí triet-ly-nhan-sinh-trong-nu-cuoi-linh-vat-tet-nham-dan Triết lý nhân sinh trong nụ cười linh vật Tết Nhâm Dần Thông tin
Địa điểm giải trí settop-1641383121-3895-1641383134_500x300 Triết lý nhân sinh trong nụ cười linh vật Tết Nhâm Dần Thông tin

Để tạo nên tượng linh vật, bàn tay nghệ nhân không chỉ nắn phần dáng mà còn phải thổi nét hồn. Yếu tố mỹ thuật tôn lên tối đa nhờ kỹ thuật chế tác vươn tầm thế giới mà Minh Long sở hữu như nung một lần nhiệt độ cao 1.380 độ C, kỹ thuật màu dưới lớp men, màu hỏa biến…

Tuy là “cây đại thụ” trong làng gốm sứ Việt, Minh Long cũng đối diện không ít khó khăn để cho ra lò những sản phẩm như ý.

“Khó vô cùng! Lần đầu tiên tả chân một con vật mà khó đến vậy. Bởi phải diễn tả làm sao vừa thật mà cũng vừa hư, là hổ mà cũng là người, hoang dã giao thoa lãng mạn, thế mới hấp dẫn và thích thú”, ông Lý Ngọc Minh mô tả quá trình sản xuất tượng Khát Vọng.

Mất cả năm trời ông cùng đội ngũ tìm kiếm hình thể học phù hợp dáng vẽ mỹ thuật, phác thảo dáng điệu, cơ bắp rồi phủ lông, cuối cùng là gương mặt. Vì để lột tả ý cười, hổ phải tiết chế nét hung dữ ở ánh mắt, khuôn miệng. Cải biên nhưng vẫn phải bám sát hình mẫu vì khi đã tả thực người xem sẽ đối chứng với những chú hổ họ từng thấy qua từ lông, mắt, mày, mũi…. Nếu hư ảo hay dụng ý quá đà sẽ thấy không giống, khán giả dễ nhầm thành tượng mèo, tượng báo. Vậy nên mọi chi tiết trên gương mặt được ông tính toán kỹ, kể cả vị trí của từng vệt lông, ria mép.

Nét rằn ri của từng vệt lông là thách thức của người thiết kế lẫn nghệ nhân trang trí. Với tính chất bất đối xứng, từng vệt có độ dài ra sao, đậm nhạt thế nào, nét nào cần uốn, chỗ nào cần gập… nhóm thiết kế không đếm nổi những lần phải chỉnh sửa. Lông trên lưng rất khó vẽ, cái khó còn nhân thêm gấp bội khi họa mặt.