Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Thiếu nhân sự du lịch mùa cao điểm hè

Địa điểm giải trí thieu-nhan-su-du-lich-mua-cao-diem-he Thiếu nhân sự du lịch mùa cao điểm hè Du lịch
Rate this post

Du lịch nội địa đang trong “mùa vàng”, song nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đều thiếu nhân sự phục vụ khách.

Ngành du lịch Việt Nam đang hồi phục mạnh thời kỳ hậu Covid-19 với số lượng khách nội địa tháng 6 đã đạt mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.

Trong tháng 6, tỉnh Khánh Hòa, nơi có Nha Trang là thành phố du lịch nổi tiếng, đón 350.000 lượt khách, trong đó có 337.000 khách nội địa. Từ đầu tháng 7 đến nay, lượng khách tăng cao hơn tháng 6 khiến áp lực về nhân sự trong ngành cũng tăng theo.

Khách sạn Grand Gosia ở đường Trần Phú, TP Nha Trang có công suất phòng đạt 90%, thời điểm cuối tuần kín khách. Hiện cơ sở này thiếu nhân sự trầm trọng, nhất là bộ phận buồng phòng. Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc điều hành, cho biết việc tuyển dụng hiện nay rất khó khăn do nhiều người có kinh nghiệm đã chuyển việc trong thời gian Covid-19.

“Chúng tôi đã đề xuất nhiều lao động ký hợp đồng dài hạn nhưng họ chỉ muốn trả lương theo ngày, nên không chủ động được nguồn lực”, ông nói. Ngoài ra, ông cho biết một số trường hợp đã thỏa thuận làm việc lâu dài nhưng cuối cùng lại chọn một cơ sở khác trả lương cao hơn.

Địa điểm giải trí KS1-5055-1657871782 Thiếu nhân sự du lịch mùa cao điểm hè Du lịch

TP Nha Trang có số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn, hiện tỷ lệ kín khách gần 90% dịp cuối tuần. Ảnh: Bùi Toàn

Nhiều quản lý cơ sở lưu trú tại Khánh Hòa cho biết khách nội địa có thói quen du lịch cuối tuần chứ không trải đều như khách quốc tế nên nếu tuyển dụng lao động thì ngày thường sẽ dôi dư, còn cuối tuần lại thiếu hụt, phải thuê lao động thời vụ. Việc tuyển dụng người có chuyên môn nghiệp vụ ngày càng khó. 70% chuyển công việc mới chưa thật sự tin vào sự phục hồi của du lịch trong nước.

Khu nghỉ dưỡng Alma ở bãi Dài, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa có tổng số lao động gần 700 người, song không đáp ứng được nhu cầu công việc ngày cuối tuần. Bà Vũ Thị Hương Giang, Tổng quản lý lưu trú, cho biết hiện nay vẫn cần thêm khoảng 50 nhân viên cho bộ phận vận chuyển hành lý và buồng phòng. “Việc tuyển dụng rất khó khăn và một số nhân viên phải tăng ca để đáp ứng được khối lượng công việc”.

Đại diện một khu nghỉ dưỡng tại Phú Yên thì cho biết, áp lực càng nặng nề hơn khi những nơi này có xu hướng cần số lượng nhân viên lớn hơn. “Hiện tại chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên. Các khu nghỉ dưỡng thường nằm tách biệt, còn nhân lực lại có xu hướng tìm việc gần nhà. Chúng tôi tin rằng rất nhiều người đã rời ngành do dịch bệnh, và chưa có đủ tự tin để quay lại. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp khách sạn đang cùng cạnh tranh để tìm kiếm nhân lực”, đại diện này cho biết.

Đối với các công ty lữ hành, tình trạng cũng tương tự. Với lượng khách tăng cao dịp hè, Công ty Golden Smile Travel tuyển thêm 100 nhân sự. Tuy nhiên, những người đáp ứng được rất ít do đa phần đều chưa có kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Trần Hoàng Phương, Giám đốc Golden Smile Travel tại TP HCM, cho biết: “Trước dịch, công ty có khoảng 90 đến 100 nhân viên, thời điểm trong dịch nhân sự nghỉ đến 90%. Sau khi mở cửa, số quay lại chỉ 30% nên công ty thiếu người trên tất cả vị trí, từ bộ phận sale, điều hành cho đến hướng dẫn viên du lịch…”

Ông Nguyễn Mạnh Huỳnh, Phó tổng giám đốc Công ty Vietourist, TP HCM cũng chia sẻ 60% nhân lực cũ không quay lại làm việc. Hiện doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng nên tuyển dụng thêm hàng trăm vị trí, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 50% chỉ tiêu, còn lại chưa có kinh nghiệm và cần phải đào tạo, đặc biệt là vị trí hướng dẫn viên nội địa.

Các giải pháp trong giai đoạn ngắn hạn

Theo ông Võ Quang Hoàng, Chủ tịch Hội Khách sạn Khánh Hòa, để giải quyết thực trạng thiếu hụt nhân lực mùa cao điểm, doanh nghiệp nên ký hợp đồng ngắn hạn với người lao động cho đến hết mùa du lịch hè, cố gắng tạo điều kiện và cam kết các phúc lợi để họ làm việc dài hạn. Khách sạn có thể sử dụng nguồn sinh viên thực tập để bù đắp thiếu hụt và điều chuyển linh hoạt các bộ phận nhân viên để phục vụ lúc cao điểm.

Địa điểm giải trí khach1-8423-1657870978 Thiếu nhân sự du lịch mùa cao điểm hè Du lịch

Khách xếp hàng đi tour đảo ở Nha Trang. Ảnh: Bùi Toàn

Các công ty lữ hành thì mở nhiều lớp đào tạo nhân sự tiềm năng. Công ty Golden Smile Travel đưa ra chương trình đào tạo cho nhân viên cũ để chuẩn bị giai đoạn du lịch phục hồi từ cuối năm 2021, do dự đoán trước những nhân sự chất lượng cao sẽ khó tìm. Từ tháng 3, công ty này tổ chức đào tạo hơn 100 sinh viên và tiến hành tuyển dụng, đưa vào làm việc.

Chọn liên kết với nhiều trường đại học để tuyển sinh viên năm cuối, đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện cho người không nhiều kinh nghiệm nhưng có nhiệt huyết làm nghề để tuyển dụng là lựa chọn của Vietourist. Trường hợp thiếu hụt hướng dẫn viên, công ty ký hợp đồng cộng tác với các hướng dẫn viên bên ngoài và giữ lịch trong thời gian dài để không ảnh hưởng chất lượng tour. Mặt khác, nếu công ty không có khả năng thực hiện các dịch vụ, sẽ chủ động thông báo và khuyến khích khách dời sang các tuyến điểm trong khả năng khai thác của doanh nghiệp nhằm gỡ khó cho bài toán thiếu nhân sự.

Từ góc độ đào tạo, GS. TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo thuộc Hiệp hội Du lịch, cho rằng giải pháp tình thế, các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề để tuyển dụng tạm thời. Trong trường hợp doanh nghiệp lữ hành thiếu hướng dẫn viên thì có thể ký hợp đồng với sinh viên trường ngoại ngữ và đào tạo cấp tốc chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng theo từng tour.

Theo báo cáo mới nhất về nhân sự của Tổng cục Du lịch, Việt Nam nằm trong top những nước mất nhiều nhân sự ngành du lịch nhất do đại dịch. Trong năm 2020, khoảng 52% lao động ngành du lịch đã nghỉ hoặc chuyển việc. Số nhân sự làm đủ thời gian chỉ chiếm 24%. Lực lượng lao động có thâm niên 5-10 năm đã chuyển là 44%, lao động sau đại học chuyển nghề tới 90%.

Trung Nghĩa – Bùi Toàn – Hân Ly

Hoa tiền