Địa điểm mới

Những đứa trẻ mẫu giáo dạy trang điểm

Trung QuốcCác beauty blogger trong độ tuổi mẫu giáo xuất hiện ngày càng nhiều khiến phụ huynh lo ngại trào lưu này có thể làm lệch lạc sự phát triển nhận thức của trẻ.

“Nay mình sẽ trang điểm tông màu hồng quyến rũ vì mình vừa bước qua 5 tuổi. Cô gái xinh xắn nào cũng nên sử dụng phấn mắt. Đây là bộ thứ 8 của mình”, một beauty blogger nhí nói trong video.

Cô bé mặc trang phục hở vai, tóc uốn xoăn, đang dạy các bạn gái khác cách đánh phấn nền, kẻ mắt. Trước màn hình, đôi mắt cô bé mở to rồi chớp chớp như thể chứng minh hiệu quả, miệng giới thiệu sản phẩm mình đang dùng và thuyết phục người xem mua chúng.





Địa điểm giải trí screen-shot-2021-10-10-at-4-06-4887-6453-1633857150 Những đứa trẻ mẫu giáo dạy trang điểm Thông tin

Một bé gái đang live stream trong chương trình “3 phút TV” dạy trang điểm tại Bắc Kinh, ngày 15/2/2017. Ảnh: Reuters.

Gần đây, các video có tên “blogger làm đẹp nhỏ nhất trên mạng xã hội”, “trang điểm và mặc đồ ở tuổi vị thành niên”, “học trang điểm với em bé dễ thương” đã xuất hiện trên một số nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Có video, những bé gái vừa trang điểm, vừa nói những từ chỉ người lớn mới nhắc tới như “trà xanh” hay “tiểu thịt tươi”…

Người Trung Quốc gọi các beauty blogger nhí là “hiện tượng chệch hướng” trong thời đại của ngành bán hàng trực tuyến. Đó là những đứa trẻ dạy trang điểm, dùng thử sản phẩm, phát sóng trực tiếp và bán hàng. Nhiều phụ huynh nói rằng, đó là cuộc mua bán “sử dụng khuôn mặt trẻ em để nói lời người lớn”.

Trước đây, sản phẩm trang điểm dành cho trẻ em ở Trung Quốc không phổ biến. Chúng được thiết kế và sản xuất hạn chế, sử dụng trong thời gian ngắn vào các dịp lễ đặc biệt hay biểu diễn văn nghệ. Việc trang điểm cho trẻ cũng do người lớn trợ giúp.

Tuy nhiên trong thời đại làm đẹp phổ biến như hiện nay, nhiều trẻ tại Trung Quốc đã có bộ dụng cụ trang điểm của riêng mình, như son môi, phấn mắt, phấn má hồng và sơn móng tay.

Ở những video thường thấy trên mạng xã hội, các blogger trẻ em được tận dụng một cách triệt để. Chúng khéo léo bôi mỹ phẩm lên mặt, thể kỹ năng bán hàng bằng câu nói “Các bé mẫu giáo cũng đang dùng nó. Hãy bảo mẹ mua cho nhé”. Qua lời những đứa trẻ này, sản phẩm trang điểm dường như trở thành “nhu yếu phẩm”.

Mặc dù những blogger trẻ tuổi gây chú ý và được ưu ái gọi tên là “tân binh nổi tiếng trên Internet”, thực chất chúng chỉ là “công cụ” của các công ty mỹ phẩm. Những đứa trẻ này không thể tự quay và chỉnh sửa video nên người điều khiển máy quay đương nhiên là người lớn. Để thu hút truy cập, một số cha mẹ còn cho con cái họ trang điểm, nhuộm uốn tóc y chang người lớn để sớm trở nên nổi tiếng hoặc được các nhãn hàng chú ý.





Địa điểm giải trí co-be-3452-1633854686 Những đứa trẻ mẫu giáo dạy trang điểm Thông tin

Một bé gái đang quảng cáo mỹ phẩm dành cho trẻ em trên một nền tảng xã hội tại Trung Quốc. Ảnh: kks

Theo Tân hoa xã, sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp cho trẻ em những năm gần đây tại Trung Quốc là lý do chính khiến beauty blogger nhí xuất hiện “như nấm sau mưa”. Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận không ngừng tiếp thị đồ trang điểm cho trẻ em là “an toàn và không độc hại” để kiếm tiền bằng mọi giá.

Nếu tìm kiếm “mỹ phẩm trẻ em” trên các sàn thương mại điện tử, không chỉ đủ các chủng loại mà việc kinh doanh hiện cũng rất sôi nổi. Theo số liệu được Kaola, một nhà bán lẻ hàng nhập khẩu công bố, doanh số bán đồ trang điểm dành cho trẻ em tại Trung Quốc năm 2020 đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các blogger nhí hiện rất nổi tiếng với trẻ mẫu giáo. Nhiều phụ huynh chia sẻ, con gái mình, vẫn đang ở tuổi mẫu giáo yêu cầu mua mỹ phẩm cho giống các blogger chúng thường xem trên mạng. Có trẻ đã sử dụng son môi, phấn mắt, một số còn muốn bắt chước và quay các video tương tự để giống “người nổi tiếng”.

Nhiều bậc cha mẹ đã bày tỏ lo ngại về nội dung người lớn được truyền đạt bởi các cô bé 4-5 tuổi và có thể bị những đứa trẻ khác bắt chước theo.

Luật Quảng cáo của Trung Quốc quy định trẻ dưới 10 tuổi không thể làm người phát ngôn về sản phẩm. “Những doanh nghiệp để các blogger trẻ tuổi chứng thực sản phẩm làm đẹp đang bị nghi ngờ tính hợp pháp”, một luật sư tại Bắc Kinh nói.

Tôn Tuyết Mai, người sáng lập tổ chức Bảo vệ Trẻ em gái tại Bắc Kinh, mỹ phẩm được quảng cáo dành cho trẻ thực chất vẫn chứa nhiều hóa chất gây hại cho làn da cũng như sức khỏe. “Vì lợi nhuận mà các công ty bỏ qua nhiều hệ lụy, khách hàng chính là người phải gánh chịu”, bà Tôn nói.

Cũng theo nhà sáng lập này, việc mua và sử dụng mỹ phẩm từ sớm, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non sẽ làm lệch lạc nhận thức của trẻ, khiến chúng lớn lên trở thành người coi trọng quá mức ngoại hình. Đó cũng là một trong những tác hại, gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần trẻ.

Bà Tôn không phản đối việc trẻ em trở thành blogger nếu chúng yêu thích, nhưng lưu ý ở lứa tuổi tiểu học, trong giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng, nếu mất nhiều thời gian và trí lực dành cho việc làm đẹp, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

“Các công ty mỹ phẩm có thể kiếm được khoản tiền lớn, nhưng những beauty blogger nhí sẽ hình thành quan điểm không lành mạnh từ sớm, bị sắc đẹp và tiền bạc chi phố ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ”, vị này nói.

Vy Trang (Theo xinhuanet, ifeng)