Địa điểm mới

Miền Tây đón người về quê

Người lạ tiếp sức dọc đường, tình nguyện viên làm việc xuyên đêm, bà con quê nhà nấu cơm gửi vào khu cách ly… khiến người miền Tây về quê thấy mình không bị bỏ quên.

Nấn ná mãi nhưng cuối cùng Trần Thương vẫn quyết định chạy xe máy từ Tân Bình, TP HCM về Lấp Vò, Đồng Tháp, sáng 3/10. Nữ nhân viên văn phòng 25 tuổi không chuẩn bị gì nhiều, nhưng hành trình về miền Tây diễn ra suôn sẻ.

Ban đầu, Thương nghe được thông tin rằng nếu đã tiêm một mũi vaccine và có chứng nhận test âm tính sẽ được cách ly tại nhà. Nhưng hóa ra tất cả đều phải cách ly y tế tập trung. “Lúc đó rất hụt hẫng”, cô nói.

Điều khiến Trần Thương được an ủi là sự đón tiếp nhiệt tình của quê nhà. Cô cùng mọi người được công an Đồng Tháp dẫn đến điểm tập trung, phân chia người về từng huyện, rồi ai ở xã nào về xã đó.

Đặt chân đến khu cách ly ở ký túc xá phường 6 Đại học Đồng Tháp, Trần Thương nhận ra việc trở về của mình đã mang theo sự vất vả cho địa phương. “Có những tình nguyện viên thức cả đêm để đón tiếp dân. 9h tối mà anh nhân viên y tế xét nghiệm cho mình còn chưa ăn cơm”, cô kể.





Địa điểm giải trí QUYN3455-9328-1633456591 Miền Tây đón người về quê Thông tin

Hàng nghìn người dân chờ ở chốt kiểm soát trên quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh TP HCM để chờ về quê ở các tỉnh miền Tây, ngày 1/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Những người về quê như Thương, lý do đôi khi không phải vì quá khó khăn mà vì tâm lý “muốn tìm nơi nương náu từ quê hương – sợi dây liên kết về mặt tinh thần”, theo Phó giáo sư Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội.

Từ 1/10, sau khi TP HCM và các địa phương miền Nam nới lỏng giãn cách, nhiều người từ thành phố lớn đổ về quê. Tính đến 5/10, An Giang tiếp nhận hơn 30.000 người, Sóc Trăng gần 40.000 người, Đồng Tháp gần 19.000 người, Kiên Giang hơn 20.000 người…

Để đường về của người dân an toàn, người dân địa phương và lực lượng tuyến đầu ở các tỉnh đã phải làm việc liên tục nhiều ngày nay.

“Từ ngày 1/10 đến nay mình mới được tắm một lần, bộ quần áo này còn chưa được thay, nhờ đồ bảo hộ nên không ai nhận ra”, Tôn Long Vịnh, 27 tuổi, thành viên đội tình nguyện của xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang kể. Không chỉ anh, các thành viên khác cùng trong cảnh “mỗi ngày ngủ 1-2 tiếng, khi nghỉ thì kiếm tạm nền gạch nào sạch để chợp mắt, không có thời gian ăn uống hay tắm rửa”.





Địa điểm giải trí Vinh-jpeg-5746-1633456591 Miền Tây đón người về quê Thông tin

Vịnh làm “bảo mẫu” bất đắc dĩ cho một em bé bị lạc mẹ tại điểm trường Đại học An Giang, rạng sáng 2/10. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trước đây, Vịnh làm trong Đoàn thanh niên xã. Thấy huyện Tri Tôn lên kế hoạch đón tiếp, hỗ trợ bà con từ Sài Gòn, Bình Dương về sau ngày 1/10, anh đăng ký tham gia làm nhân viên tình nguyện.

Công việc hàng ngày của Vịnh là có mặt tại điểm tập kết của tỉnh ở TP Long Xuyên, tiếp nhận, thống kê số lượng bà con, số xe về từng xã, ấp của huyện Tri Tôn, rồi báo cáo cho trưởng đoàn. Ngoài ra, anh còn hỗ trợ các hoạt động như phân luồng xe, làm công tác tư tưởng cho bà con về phải chấp hành tốt các quy định trên đường di chuyển, cũng như các quy định cách ly tại các điểm cách ly tập trung hay tại nhà. Đến 5/10, đội tình nguyện viên và huyện Tri Tôn đã đón nhận gần 6.000 người.

“Gót chân mình sưng phồng vì đi lại 3-4 ngày liên tục”, Vịnh kể. Năng lượng của anh gần như cạn kiệt, nhưng nhìn bà con về quê vất vả nên lại cố gắng. Mong ước lúc này của anh là có thêm tình nguyện viên vá xe giúp người dân, bởi “thủng lốp làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ đi đường của họ”.

Những ngày làm tình nguyện viên, Vịnh gặp nhiều trường hợp xúc động. Sáng 5/10, khi đón đoàn người đi xe máy về, anh gặp một người đàn ông đi cùng một cháu bé chừng 3-4 tuổi. Khi dừng chân tại điểm trường Đại học An Giang, TP Long Xuyên, em bé nói: “Mẹ ơi về với con”. Hỏi chuyện Vịnh mới biết, mẹ cháu bé đã mất vì Covid-19, hũ tro đang để trong giỏ xe nên em bé “gọi để mẹ về theo”. Nghe đến đó, hai hàng nước mắt Vịnh trào ra.

Chị Trần Trúc Linh, Phó chủ tịch xã Lương Phi cho biết, đến 4/10, xã đã tiếp nhận 383 người về quê, trong đó đa số là tự cách ly tại nhà vì đã tiêm đủ vaccine và xét nghiệm âm tính. Những trường hợp xét nghiệm dương tính, xã sẽ hỗ trợ chuyển đến bệnh viện tuyến trên điều trị.

Ngày 28/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các tỉnh, thành miền Tây phối hợp kiểm soát chặt người ra vào, đồng thời giải thích, vận động người dân địa phương yên tâm ở lại. Những trường hợp cần thiết, địa phương phối hợp đưa đón an toàn.

Anh Võ Minh Tiến, Phó bí thư phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết thời gian qua UBND phường đã đến các khu thuê trọ của công nhân để động viên các gia đình khó khăn, hỗ trợ người dân ở lại sinh sống. “Gặp bà con trên đường về quê ở chốt, tôi động viên họ ở lại. Nhiều người hứa với tôi khi nào ổn định, sẽ quay lại Bình Dương làm việc”, anh cho biết.





Địa điểm giải trí nguoi-ve-mien-tay1-3504-1633444019 Miền Tây đón người về quê Thông tin

Những suất cháo được chị Như và mọi người mang đến khu cách ly tại trường THCS Trần Đề, ngày 4/10. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Không chỉ hỗ trợ trên đường, người dân ở quê nhà đã trở thành chỗ dựa quý giá cho những đồng bào về quê.

Những ngày qua, từ 5 giờ sáng, chị Hồ Nguyễn Quỳnh Như ở Kinh Ba, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã tất bật đi chợ, cùng cả nhóm nấu 300 – 600 suất cháo gửi vào khu cách ly tập trung cho bà con từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… về. Xong bữa sáng, Như lại vội vã về chuẩn bị bữa trưa. “Bà con trong đó nghèo lắm, không có tiền trả tiền ăn đâu”, Quỳnh Như, 27 tuổi, nói.

Chị và bà con quanh khu chợ Kinh Ba biết, nếu được hỗ trợ ăn uống, những người về quê chỉ phải đóng khoảng 1-2 triệu tiền xét nghiệm. Kinh phí nấu ăn do bà con trong xóm đóng góp, ngoài ra ai có gì tài trợ nấy.

“Chỉ cần trong khu cách ly báo thiếu cái gì, chúng tôi về gom ở nhà, ở nhà không đủ thì gom ở các tiệm để gửi vào. Sau mấy hôm, các quán tạp hóa quanh đây không còn gì để bán luôn”, chị Như chia sẻ.

Địa điểm giải trí dong-nai-dan-4-doan-nguoi-di-xe-may-ve-que-1633430640 Miền Tây đón người về quê Thông tin

CSGT Đồng Nai dẫn 4 đoàn người dân về quê, hôm 5/10. Video: Phước Tuấn – Trần Nam.

Khi những người về quê đã yên ổn ở nhà hoặc trong các khu cách ly, ở ngoài, mối lo về dịch bệnh lây lan vẫn treo lơ lửng. Sau sáu ngày, Đồng Tháp đã phát hiện 176 ca mắc Covid-19 về từ vùng dịch, Sóc Trăng ghi nhận 195 ca dương tính, mức cao kỷ lục…

Trên hết, theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, vấn đề công ăn việc làm cho người dân từ thành phố đổ về quê là một bài toán khó bởi không nhiều nơi có thể thu nhận họ nhưng chính quyền địa phương vẫn nên tìm cách hỗ trợ, giúp họ có việc làm tạm thời, duy trì sinh hoạt.

“Khi tình hình kiểm soát dịch bệnh khả quan và các doanh nghiệp ở thành phố có chính sách phù hợp, người lao động ở các địa phương sẽ sớm quay trở lại”, ông Hiếu nói.

Hoàng Hà