Địa điểm mới

Mặt tối những chuyến phượt bằng ôtô dài ngày

Địa điểm giải trí mat-toi-nhung-chuyen-phuot-bang-oto-dai-ngay Mặt tối những chuyến phượt bằng ôtô dài ngày Du lịch

Đi phượt nhiều ngày và sống luôn trên xe, nhiều du khách phải đối mặt với khó khăn mỗi lần muốn đi vệ sinh, hay xe hỏng giữa đường.

Vanlife là một trào lưu du lịch đang được yêu thích khắp thế giới, miêu tả về những vị khách sống trong một chiếc xe, thường là xe tải hoặc buýt đã được sửa sang với các chức năng giống ngôi nhà di động.

Cuộc sống lưu động trên xe của các phượt thủ cũng là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng đẹp như những gì bạn thấy trên mạng. Lối sống du mục này cũng đem lại cho chính các phượt thủ các vấn đề khó nói.

Địa điểm giải trí mat-toi-phia-sau-nhung-chuyen-phuot-bang-o-to-dai-ngay-1661846815 Mặt tối những chuyến phượt bằng ôtô dài ngày Du lịch

Phải thường xuyên dọn dẹp xe để không có mùi khó chịu. Video: Tiktok

Vất vả tìm chỗ đỗ xe để ngủ qua đêm

Blogger du lịch Georgia Broderick cho biết một trong những mặt tối mà mình và những phượt thủ đi khắp nơi trên xe ôtô phải đối mặt, là “thức dậy trong một bãi đậu xe quá đỗi bình thường, thay vì khung cảnh đẹp như tranh vẽ mà mọi người vẫn đăng trên mạng”.

Phần lớn thời gian, mọi người sẽ phải tìm nơi đỗ xe ngủ qua đêm sao cho vừa an toàn, vừa không bị cảnh sát phạt vì đỗ không đúng nơi quy định. “Nhưng dù bạn đang đỗ xe ở một nơi tương đối rộng rãi, không ảnh hưởng đến giao thông, bạn vẫn có thể bị yêu cầu đánh xe rời đi vào lúc nửa đêm, khi đang ngon giấc”, cô nói.

Do đó, nhiệm vụ hàng ngày của họ là quét các ứng dụng, tìm ra nơi ngủ an toàn nhất vào mỗi đêm. Đôi khi, đó là những nơi như bãi đỗ trong siêu thị, theo blogger du lịch khách có tài khoản trên Tiktok là Sunny Luna living.

Địa điểm giải trí 6308b74458ebf60018c7d11e-5408-1661847089 Mặt tối những chuyến phượt bằng ôtô dài ngày Du lịch

Nếu gõ hashtag “vanlife” trên Instagram, bạn có thể tìm thấy một tỷ kết quả, và trên tiktok là 10 tỷ lượt xem các video có gắn chữ này. Ảnh: Insider

“Giải quyết nỗi buồn” là vấn đề nan giải

Một số chiếc xe tải khi được sửa sang lại có lắp thêm nhà vệ sinh, hệ thống ống nước và phòng tắm riêng. Nhưng không phải xe nào cũng thế. Nhiều xe sẽ phải dùng xô lớn để sử dụng như một nhà vệ sinh di động. Số khác phải nhịn cho tới khi gặp các nhà vệ sinh công cộng bên đường, quán ăn, tại trạm xăng…

Ít có không gian riêng tư

Mọi người có xu hướng bị thu hút với lối sống của những phượt thủ trên xe ô tô. Do đó, nhiều du khách phải đối mặt với việc có vài người sẽ luôn lảng vảng quanh chiếc xe, tò mò nhìn vào trong để xem nội thất, không gian sống của bạn. Bên cạnh đó, họ cũng đặt ra nhiêu câu hỏi riêng tư, tò mò mà có thể bạn ngại trả lời. Câu hay được hỏi nhất chính là: “Các bạn đi vệ sinh ở đâu?”

Để ngăn cản sự tò mò, nhìn ngó qua cửa kính xe, nhiều blogger du lịch đã dán giấy bên trong để che cửa sổ, kính chống trộm hoặc hạn chế tối đa số cửa sổ trên xe.

Các tình huống nguy hiểm luôn rình rập

Việc đi phượt đến những nơi xa xôi, vắng vẻ không phải lúc nào cũng an toàn, đặc biệt với phượt thủ nữ hoặc đi một mình. “Thật khó để tìm một nơi ngủ ngon, khi ở một mình vì tôi không cảm thấy an toàn”, blogger du lịch Tori Torres cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều người thường xuyên lo lắng mỗi khi nghe thấy tiếng động lạ ở bên ngoài. Họ sẽ suy nghĩ rằng có thể đó là tiếng của những con sói hoang hay kẻ sát nhân hàng loạt đang đi lại quanh đó. Giấc ngủ vì thế cũng chập chờn hơn. Nếu gặp sự cố, các phượt thủ cũng khó để nhờ sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè nếu họ đang du lịch đến một nơi xa.

Địa điểm giải trí 1-9268-1661847089 Mặt tối những chuyến phượt bằng ôtô dài ngày Du lịch

Cuộc sống trên xe không phải lúc nào cũng lãng mạng và đẹp như những gì các du khách thể hiện trên mạng xã hội. Ảnh: NYT

Đồ đạc trong xe dễ hỏng, vỡ hoặc rơi lung tung

Việc di chuyển liên tục khiến đồ đạc cũng thường xuyên bị xê dịch, đặc biệt khi đi trên các đoạn đường xóc, hay va chạm. Đồ đạc có thể rơi khỏi thùng đựng, hoặc bị vỡ. Bên cạnh đó, phải liên tục bảo trì xe vì cửa có thể bị lỏng, kính bị nứt… trong quá trình đi phượt. Tiền sửa chữa có thể lên đến hàng nghìn USD.

Anh Minh (Theo Insider)