Địa điểm mới

Kết hậu của người mẹ nuôi cậu bé mồ côi

Địa điểm giải trí ket-hau-cua-nguoi-me-nuoi-cau-be-mo-coi Kết hậu của người mẹ nuôi cậu bé mồ côi Thông tin

Trung QuốcNgày chuẩn bị đám cưới cho con gái, tài khoản của bà Lữ Thiên Mai bỗng được cộng thêm 15,3 triệu tệ (khoảng 55 tỷ đồng), do con trai nuôi gửi tặng.

Sau đó Lưu Viễn Nghị (con trai nuôi của bà) gọi về từ Anh, dặn mua nhà mới cho em gái, số còn lại để mẹ dưỡng già. Dù người mẹ phản đối, nhưng cậu con trai năn nỉ mẹ nhận và nói: “Tình cảm và công sức mẹ dành cho con còn lớn hơn số tiền đó rất nhiều”.

23 năm trước, bà Lữ kinh doanh ngọc bích ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, kinh tế khá giả. Giữa tháng 3/2000, người chồng mang hết tài sản trốn theo nhân tình và còn để lại cho bà một khoản nợ khổng lồ. Để trả nợ, Lữ Thiên Mai bán hết nhà cửa, ô tô… rồi đi thuê nhà, nuôi con bằng nghề may gia công.

Tháng 10 năm đó, một lần trên đường đi chợ gặp mưa nên bà trú tạm trong một gara bỏ hoang, tình cờ bắt gặp một cậu bé 14 tuổi sống một mình ở đây vì bố mẹ mất vài tháng trước bởi tai nạn giao thông. “Cháu được chú ruột nhận nuôi, nhưng thím không ưa cháu. Bởi vậy chú cho cháu ra đây ở một mình, hàng tháng cấp cho ít tiền”, cậu bé xưng tên là Lưu Viễn Nghị kể chuyện.

Địa điểm giải trí me-con-1-2623-1649739448 Kết hậu của người mẹ nuôi cậu bé mồ côi Thông tin

Bà Lữ Thiên Mai bên cạnh Lưu Viễn Nghị khi cậu con trai nuôi về nước đón Tết năm 2018. Ảnh: sohu.

Xót thương cậu bé mồ côi, hôm đó nấu bữa trưa, bà Lữ dành một nửa phần ăn mang đến cho Lưu. Nhận bát cơm từ người phụ nữ xa lạ, cậu bé nói lâu lắm mới có người quan tâm như vậy. Từ đó, thỉnh thoảng bà Lữ lại mang thức ăn đến cho.

Một ngày, Lưu Viễn Nghị tìm đến nhà, đưa cho bà Lữ giấy mời họp phụ huynh và nói: “Dì Lữ, dì có thế đi họp giúp con được không? Con không muốn các bạn cùng lớp biết con không có cha mẹ“.

Tại buổi họp đó, cô giáo khen năng lực học tập của Lưu Viễn Nghị rất tốt, chỉ có môn tiếng Anh kém hơn. Vốn có khả năng tiếng Anh tốt, hôm đó bà Lữ đề nghị kèm môn học này cho cậu.

Cuối năm 2001, thấy cậu bé vẫn lủi thủi tại gara một mình, bà Lữ đón cậu về ăn Tết cùng. Trong bữa cơm tất niên, Lưu đề nghị được gọi bà là mẹ. Bà Lữ đồng ý và cũng nói rằng từ lâu đã coi cậu như con trai mình.

Khi Lưu Viễn Nghị vào năm cuối trung học, để con có môi trường học tập thoải mái, bà Lữ gọi cậu về ở cùng. Để có tiền nuôi thêm con trai, người phụ nữ này vừa làm thợ may, vừa làm thêm kế toán. Nhờ sự chăm sóc của mẹ nuôi, năm đó, Lưu Viễn Nghị thi đỗ vào đại học Chiết Giang với thành tích xuất sắc. Bốn năm sau, anh được học bổng cao học ngành kinh tế ở Đại học Cambridge, Anh.

Tốt nghiệp, Lưu được nhận vào một công ty lớn, nhanh chóng vươn lên chức giám đốc dự án. Tháng 6/2011, Lưu Viễn Nghị trở thành đồng sáng lập công ty quản lý tài sản với một nhà đầu tư người Anh, sở hữu 15% cổ phần của công ty.

Chưa đầy ba năm lập nghiệp, Lưu có trong tay khối tài sản lớn. Thời điểm này, anh muốn đưa mẹ nuôi và em gái đến Anh nhưng bà Lữ từ chối vì không muốn rời quê hương.

Ngày em gái cưới chồng, Lưu đã gửi 15,3 triệu tệ vào tài khoản của mẹ nuôi. Từ chối không được, bà Lữ đành nhận tiền và ấp ủ một kế hoạch lớn.

Người phụ nữ này thuê một căn nhà rộng, trở lại kinh doanh ngọc bích, công việc trước đây của bà. Nhờ có kinh nghiệm, việc làm ăn thuận lợi, bà Lữ đã dành phần lớn lợi nhuận lập quỹ từ thiện hỗ trợ trẻ em nghèo ham học ở tỉnh Chiết Giang.

Gần đây, khi câu chuyện của hai mẹ con được phương tiện truyền thông Trung Quốc biết tới, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao bà không mua nhà mới, Lữ Thiên Mai trả lời: “Tôi từng có nhiều của cải nhưng rồi mọi thứ lại tan theo mây khói. Sau biến cố này tôi nhận ra, nên dành tiền bạc giúp đỡ trẻ em nghèo, để chúng có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Như thế tiền bạc mới thực sự phát huy ý nghĩa”.

Lữ Thiên Mai chia sẻ, làm việc thiện khiến bà cảm thấy hạnh phúc hơn, và cậu con trai nuôi Lưu Viễn Nghị cũng luôn ủng hộ mẹ thực hiện tâm nguyện này.

Vy Trang (Theo sohu)