Địa điểm mới

Đời không khuất phục của chàng trai bại não

Địa điểm giải trí doi-khong-khuat-phuc-cua-chang-trai-bai-nao Đời không khuất phục của chàng trai bại não Thông tin

Sân khấu khai mạc Olympic Tin học miền Trung – Tây Nguyên bỗng nhiên xôn xao khi một chàng trai ngồi xe lăn được giới thiệu là thành viên ra đề thi.

“Khoảnh khắc đó em rất tự hào”, Nguyễn Đức Thuận, 19 tuổi, sinh viên năm nhất khoa Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội, nói về sự kiện diễn ra hồi cuối tháng 3 tại Đà Nẵng.

Kỳ thi Tin học khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm nay, Thuận được mời ra đề cùng với thầy giáo của mình. Thời điểm này năm ngoái, cậu mới là một thí sinh. “Đây là cột mốc chính thức đánh dấu em bắt đầu sự nghiệp”, chàng trai nói.

Địa điểm giải trí a3-4408-1649599369 Đời không khuất phục của chàng trai bại não Thông tin

Nguyễn Đức Thuận và anh Phạm Văn Hạnh, người từng đạt Huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế 2015, trong chuyến vào Đà Nẵng làm đề cho kỳ thi Olympic Tin học miền Trung – Tây Nguyên, cuối tháng 3. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chàng trai quê Bắc Ninh Nguyễn Đức Thuận chào đời trong một ca sinh khó và được chẩn đoán mắc chứng bại não thể co cứng. Lớn lên, mỗi khi Thuận nói, người ngoài chỉ hiểu sau khi được bố mẹ phiên dịch. Cậu bé không đứng lên được mà phải di chuyển giống như cách ếch nhảy đến tận năm 13 tuổi.

Lên ba tuổi người Thuận vẫn dẻo như cọng bún nhưng may mắn là bố mẹ cậu sớm nhận thấy con mình có trí tuệ bình thường, thậm chí nghị lực hơn người. Mỗi lần đi châm cứu tại bệnh viện ở Hà Nội, những đứa trẻ khác phải nằm duỗi tay chân, bị buộc vào dụng cụ để ngăn vùng vẫy. “Riêng Thuận chỉ cần vỗ nhẹ là nằm im cho 42 cây châm trong đó có chín cây dài cỡ gang tay, cắm lên người”, bố Thuận, ông Quỳnh, 55 tuổi, kể.

Năm lên 6 tuổi, tay cậu bé vẫn yếu không cầm được bút, cơ thể chẳng khác gì tàu lá, chỉ cần một bạn nói to là ngã dúi dụi. Ông Quỳnh đóng một bộ bàn ghế giống chiếc ghế ăn dặm để con đi học. Mẹ Thuận, bà Hoài San phải nghỉ làm để ngồi bên vừa giữ, vừa cầm tay cho con tập viết.

“Bạn khác viết được một dòng thì Thuận mới viết được một chữ. Song môn Toán Thuận thông minh đến mức ngay cả học sinh lớp 5 cũng không so được”, cô Trịnh Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, chia sẻ.

Càng lên lớp, tay Thuận càng cứng, khó viết hơn. Trong khi cậu vẫn đang phải vật lộn với những khó khăn của mình thì đã dồn dập những trở ngại mới khác. Ở trường, cậu thường xuyên trở thành đối tượng bị bắt nạt. Không ít lần, đám con trai rủ nhau đứng xếp hàng, ép cậu chui qua háng mới cho đi. “Năm lớp 3 tôi từng phải chui vào một khe tủ rộng chưa tới 50 cm, ngồi co ro 15 phút để trốn một bạn bắt nạt cho tới khi cô giáo vào lớp”, Thuận kể.

Những trò bắt nạt, bạo hành vẫn kéo dài cho đến những năm cấp 3 khiến Thuận thu mình hơn. Bù lại, cậu tìm ra đam mê từ khi được bố mua cho một chiếc máy tính. Từ chỗ mày mò chơi vài trò game, cậu tìm đến các trang giải Toán trên mạng rồi ham mê, có một dạo lập tới 6 tài khoản để được làm toán.

Một ngày cuối lớp 5, cậu học sinh lớp thường biết nhà trường đang tuyển học sinh lớp chọn để tham dự Cuộc thi giải toán trên mạng Violympic. Thuận không phải lớp chọn nên nhờ bạn cõng lên xin Ban giám hiệu. Đề nghị của cậu học trò khuyết tật khiến các thầy cô sửng sốt. Mọi người còn bất ngờ hơn khi nhận kết quả năm đó, Thuận là học sinh duy nhất của trường đạt giải ba Toán cấp huyện năm đó.

Địa điểm giải trí a1-7049-1649599369 Đời không khuất phục của chàng trai bại não Thông tin

Nguyễn Đức Thuận tại nhà mình ở Quế Võ, Bắc Ninh, tháng 12/2021. Ảnh: Phan Dương

Sự việc một lần nữa tác động mạnh đến ông Quỳnh. “Chuyện con nhờ bạn cõng xin đi thi không còn là nghị lực của riêng con nữa. Là cha, tôi thấy mình cần phải hỗ trợ con trong mọi khả năng”, ông cho hay.

Mặc dù nhiều thời điểm kinh tế gia đình khó khăn, với biệt danh “gia đình sĩ quan nghèo nhất tỉnh Bắc Ninh”, ông Quỳnh và vợ vẫn luôn đặt việc học của Thuận lên ưu tiên số một. Gia đình tìm thầy tốt, trường tốt cho con. Bất kể nắng mưa, người mẹ gầy gò cõng con đến lớp học chính, học thêm. Bất kể bận rộn, người cha vẫn gác lại công việc để đưa con đi giao lưu với các đội tuyển tỉnh ngoài để mở mang kiến thức.

Thuận nhớ nhất lần giao lưu đội tuyển ở Hải Phòng. Hai bố con xuất phát bằng xe máy từ 7h tối để tránh mưa, song mới tới được Chí Linh (Hải Dương), trời đã đổ mưa to, gió lớn. Mưa giông không đáng sợ bằng từng đoàn xe container nối nhau lướt qua. Kéo kính mũ bảo hiểm xuống thì không nhìn thấy đường mà mở lên là bị nước táp vào mặt. Cứ được một đoạn, ông Quỳnh lại phải dừng lại lau. “Thế mà em cứ núp sau lưng bố như một nơi trú ẩn an toàn cho tới tận 12 giờ đêm mới đến nơi”, Thuận kể.

Sự hy sinh cho con của vợ chồng ông Quỳnh khiến thầy cô, làng xóm cũng phải nể phục. Ông Quỳnh khẳng định cho rằng chỉ giúp con phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chứ không giúp ích gì được việc học hành. “Chính con tự tìm đường đi nước bước cho mình và quyết tâm thực hiện”, ông nói.

Một trong những lần người cha “phục” con nhất là đã đứng dậy sau thất bại trượt trường chuyên năm lớp 10. Ngày hôm trước con còn bỏ cơm, nửa đêm vẫn dấm dứt khóc. Hôm sau, cậu lại bật máy, tiếp tục mục tiêu có giải quốc gia để được tuyển thẳng vào đại học.

Để giành được giải trong kỳ thi này, Thuận cần “cày” thêm nhiều bài tập để tăng khả năng tư duy. Trung bình mỗi ngày cậu làm từ 10 đến 30 bài, thời gian ngồi trên máy lên đến 14 tiếng. Song song tự học, cậu kết nối với các thầy giỏi và những đàn anh, đàn chị đi trước ở trong và ngoài nước nhờ kèm cặp thêm cho mình.

“Em đã vỡ òa khi được thầy cô báo đạt giải Ba. Bất ngờ hơn, nhờ thành tích này em được đặc cách đón lên trường chuyên Bắc Ninh”, cậu kể.

Địa điểm giải trí 20210420-l03-7527-1649599369 Đời không khuất phục của chàng trai bại não Thông tin

Mỗi bước đường của Thuận đều luôn có mẹ ở bên. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không ngủ quên trên chiến thắng, năm học cuối cấp, Nguyễn Đức Thuận tiếp tục giành giải Nhất kỳ thi Tin học trẻ quốc gia 2020, giải nhì Học sinh giỏi quốc gia 2021 và là một trong 15 người ưu tú nhất được chọn từ 500 học sinh trên cả nước để đại diện cho Việt Nam dự thi Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương (APIO).

Một lần thầy giáo của Thuận giúp em ngồi lên xe lăn, một người qua đường đột nhiên nói: “Cậu này chắc phải nuôi báo cô cả đời”. Thuận thoáng buồn nhưng nói đã quen. Có những người kỳ thị khuyết tật nhưng cũng có rất nhiều người khác đặt niềm tin và trao cậu cơ hội. Nhìn lại chặng đường đã qua, cậu học trò không quên những cô giáo từ ngày lớp 1, 2 đã gom lương cho bố mẹ em vay để đi chữa bệnh; là những thầy cô và các anh chị đã dạy em miễn phí, hay thầy cô ở trường chuyên luôn động viên gia đình em, thậm chí bố trí hẳn một phòng riêng để tiện học hành.

Có lần thầy hiệu trưởng của trường còn hát tặng Thuận bài Triệu đóa hồng bằng tiếng Nga, rồi nói “quãng thời gian học ở Nga là đẹp của cuộc đời thầy và mong em cũng có thể tiếp tục con đường học hành, không vì những khiếm khuyết hay trở ngại gặp phải”.

Hiện tại, bên cạnh việc học để trở thành một lập trình viên tương lai, Nguyễn Đức Thuận tham gia giảng dạy Tin học cho học sinh ở các tỉnh thành, với mục tiêu “trao đi nhiều hơn những gì em đã nhận lại”.

Phan Dương