Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Dấu hiệu nhận biết và cách nói chuyện với trẻ trầm cảm

Địa điểm giải trí dau-hieu-nhan-biet-va-cach-noi-chuyen-voi-tre-tram-cam Dấu hiệu nhận biết và cách nói chuyện với trẻ trầm cảm Thông tin
Rate this post

Trẻ mắc bệnh trầm cảm giai đoạn đầu có xu hướng hạn chế giao tiếp xã hội, nhạy cảm khi bị chỉ trích hoặc từ chối, thậm chí vô cảm.

Quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo

Trầm cảm tuổi vị thành viên dễ nhận thấy nhưng khó xác định vì thường bị nhận nhầm là các biểu hiện của tuổi dậy thì. Hầu hết thanh thiếu niên đều trải qua tâm trạng thất thường, cáu kỉnh và mệt mỏi. Tuy nhiên, đây cũng là những dấu hiện sớm của trầm cảm.

Để nhận biết một cách rõ ràng hơn, người lớn có thể theo dõi nếu các dấu hiệu trên đi kèm các biểu hiện như: hạn chế giao tiếp xã hội, nhạy cảm khi bị chỉ trích hoặc từ chối, các bệnh về thể chất không rõ nguyên nhân như đau bụng, đau đầu; thay đổi cảm giác thèm ăn, rút lui hoặc gia tăng các hoạt động ngoại khóa một cách bất thường.

Địa điểm giải trí Capture-JPG-2981-1651806121 Dấu hiệu nhận biết và cách nói chuyện với trẻ trầm cảm Thông tin

Nhiều dấu hiệu của trầm cảm có thể dễ bị nhầm lẫn là biểu hiện bình thường của tuổi dậy thì. Ảnh: Focusonfamily

Theo dõi việc sử dụng mạng xã hội của trẻ

Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đã cho thấy truyền thông xã hội có những tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần. Thanh thiếu niên tương tác nhiều với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, tiktok… có nhiều khả năng bị lo âu và trầm cảm hơn.

Đôi khi điều này liên quan đến những dạng nội dung mà các em xem, đọc thông qua mạng xã hội. Ví dụ, khi nhìn Instagram với những bức ảnh đẹp có thể khiến trẻ vị thành nhiên cảm thấy bản thân xấu xí, và ít được quan tâm. Hoặc vấn đề cũng có thể xuất phát từ tần suất sử dụng mạng xã hội. Màn hình điện thoại là thứ đầu tiên mà các em tiếp xúc khi thức dậy và cuối cùng khi đi ngủ. Nhiều em phải kiểm tra tin và trả lời tin nhắn với bạn bè lúc 2h sáng. Kiểu tương tác này thường dẫn đến mất tập trung, mất ngủ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.

Mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong đời sống của thanh thiếu niên, đây là công cụ giúp các em cảm thấy được kết nối hơn với bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi tài khoản của con hoặc đặt giới hạn thời gian sử dụng.

Nói chuyện với trẻ vị thành niên

Giao tiếp và trò chuyện chính là chìa khóa để nhận biết những thay đổi trong tâm lý của trẻ. Nếu các con có thể thoải mái trò chuyện cùng cha mẹ trong suốt giai đoạn cấp hai và cấp ba, phụ huynh có thể theo dõi trạng thái tâm lý của con. Nếu trẻ bộc lộ cảm giác vô vọng, nói về việc khó ngủ, khó tập trung, hoặc thú nhận các hành động tự tổn thương bản thân, phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu quan trọng của trầm cảm.

Ngoài ra chỉ riêng việc trò chuyện cũng đã là cách để giảm bớt các tác động của trầm cảm. Việc chia sẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt cô đơn, cô lập hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi con cái gắn kết với bố mẹ, thực sự muốn được chia sẻ và nhận sự an ủi, thì việc nói về những vấn đề cá nhân sâu sắc, những tổn thương cũng không dễ dàng. Vì vậy, phụ huynh cần phải kiên nhẫn trò chuyện, đặt nhiều câu hỏi, đôi khi tiết lộ những suy nghĩ và nỗi buồn của chính bản thân mình. Hãy thể hiện để các con cảm nhận được sự tin tưởng từ bạn và từ đó dẫn lối để trẻ kể câu chuyện của mình.

Nếu nghi ngờ hãy hỏi ý kiến chuyên gia

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường của trẻ, hãy đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Một chuyên gia sức khỏe tinh thần có thể cung cấp cho các vị phụ huynh những công cụ, phương pháp hữu ích để cùng con cái vượt qua những năm tháng vị thành niên nhiều thay đổi về tâm sinh lý.

Địa điểm giải trí 2022-05-05-7937-1651718932-2753-1652062872 Dấu hiệu nhận biết và cách nói chuyện với trẻ trầm cảm Thông tin

Ba diễn giả sẽ chia sẻ và tư vấn về trầm cảm tại tại eBox “Trầm cảm tuổi vị thành niên”.

Để cung cấp kiến thức cho các bậc phụ huynh về trầm cảm ở trẻ vị thành niên, VnExpress đã thực hiện chuyên đề eBox gồm 6 video chia sẻ của các diễn giả, đi sâu phân tích về vấn đề này.

Đồng thời sự tham vấn, tương tác trực tiếp trên sóng Livestream cùng các diễn giả sẽ giúp cho phụ huynh có góc nhìn khách quan, đa chiều, hiểu đúng về bản chất của trầm cảm vị thành niên và những tác động của nó lên mỗi cá nhân và gia đình. Qua đó kịp thời hỗ trợ con em, người thân khi có những dấu hiệu của rối loạn cảm xúc, trầm cảm.

eBox Trầm cảm vị thành niên được công chiếu trong 2 ngày 16/5 và 17/5, gồm các video chia sẻ kinh nghiệm từ diễn giả, buổi livestream giao lưu trực tiếp cùng người xem dự kiến diễn ra vào ngày 18/5.

Thảo Miên (Theo Focusonfamily)

Hoa tiền