Người có tiền đồ là người đạt thành tựu ở một lĩnh vực nào đó. Họ cần cù nỗ lực, có tri thức đạo đức và khát vọng thành công.
Muốn phán đoán một người có khả năng gây dựng sự nghiệp hay không có thể căn cứ vào 9 đặc điểm dưới đây.
1. Hay do dự
Sự chọn lựa giống như đang đi mà gặp một ngã ba. Nếu rẽ trái có thể đến vườn hoa tươi rực rỡ. Nếu rẽ phải có thể dẫn đến một sa mạc, không có sự sống. Tất cả các yếu tố mang tính giả định này khiến nhiều người do dự, không dám đưa ra lựa chọn. Hậu quả là lãng phí thời gian mà chẳng việc nào thành công cả.
2. Thích trì hoãn
Joseph Ferrari – giáo sư tâm lý học tại Đại học DePaul ở Chicago phát hiện khoảng 20% người trưởng thành là những người trì hoãn kinh niên. Con số đó cao hơn trầm cảm, cao hơn ám ảnh, cao hơn các cơn hoảng loạn và chứng nghiện rượu.
Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp. Dù cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó là một loạt hệ quả không mong muốn.
3. Sợ bị từ chối
Việc bị từ chối dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng khiến người ta cảm thấy buồn rầu và đau lòng. Thậm chí, chúng có thể gây ra ám ảnh và hình thành nên nỗi sợ bị từ chối ở nhiều người. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu gạt bỏ nỗi sợ này qua một bên, và bắt tay vào thực hiện những điều khiến chúng ta sợ hãi?
Sự thiếu sót về năng lực, về kinh nghiệm thường là nguyên nhân dẫn đến việc sợ bị người khác từ chối. Bởi vậy, không phải do bị từ chối là vấn đề quá lớn mà là do bản thân ta không đủ mạnh, không đủ giỏi để giải quyết được vấn đề.
4. Tự đặt giới hạn bản thân
Tự đặt giới hạn, tự nghi ngờ, là kẻ thù lớn nhất của sự thành công. Tất cả những người không có khả năng làm việc lớn, luôn nghĩ về một câu hỏi: “Tôi có thể làm được điều đó không?”. Sau khi suy nghĩ nhiều lần, họ lại quên mất nó.
Việc giới hạn bản thân trong một khu vực an toàn khiến con người trở nên yếu đuối, ngại khó khăn và thử thách. Trong trường hợp phát sinh bất kỳ sự cố nào, họ sẽ không đủ mạnh mẽ để vượt qua.
5. Có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực
“Khi bạn có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực, sẽ tạo nên ảnh hưởng không tốt cho nhưng suy nghĩ đúng đắn.” Lolly Daskal – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Lead From Within – công ty tư vấn toàn cầu chuyên về lãnh đạo và phát triển doanh nghiệp khuyên rằng chúng ta nên nhìn vào những mặt tích cực nhiều hơn.
Thái độ đúng đắn là một sự lựa chọn, có thể thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người.
6. Không có đủ niềm tin
Hà Quyền Phong, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: “Ưu tú bắt đầu tự những việc nhỏ mà ta không chú ý”, nói rằng: “Không phải vì một việc nào đó khó giải quyết khiến chúng ta mất đi niềm tin mà do chúng ta đã đánh mất niềm tin nên việc ấy mới trở nên khó giải quyết”.
Có những lúc để thành công buộc phải tin vào chính mình. Chỉ khi tin rằng bản thân có thể làm được, mới có thể nghĩ ra cách để đạt được thành công.
7. Không chịu học hỏi
Không chịu học hỏi, luôn tự cho mình là nhất thực ra biểu hiện của những người thiếu chín chắn. Chính vì bản tính nông nổi, không chịu học hỏi mới khiến những người thiếu chín chắn khó có được thành công.
Trong Phật giáo có “tâm lý người mới bắt đầu”, tức là khi chúng ta luôn luôn học tập; luôn là kẻ vừa bắt đầu, sẵn sàng tiếp thu quan điểm mới. Trong thời đại tốc độ, thay đổi và đầy rẫy những nguy cơ như hiện nay, chỉ không ngừng học hỏi mới không bị bỏ lại phía sau.
8. Không cầu tiến
Để đánh giá một người có chí cầu tiến hay không hãy nhìn vào tinh thần trách nhiệm của anh ta với công việc. Một người có tinh thần trách nhiệm cao mới có động lực và phương hướng rõ ràng, như thế mới phát triển sự nghiệp.
Một người không cầu tiến là người không có trách nhiệm, luôn ỷ lại vào người khác. Khi được cấp trên giao việc, khi gặp khó khăn người này sẽ không nghĩ cách giải quyết mà tìm hết người này người khác kể lể than phiền. Những người như vậy tiền đồ không lấy gì xán lạn.
Vy Trang (Theo aboluowang, sohu)