Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Cuộc sống chia hai ngả của gia đình có con mắc ung thư

Địa điểm giải trí cuoc-song-chia-hai-nga-cua-gia-dinh-co-con-mac-ung-thu Cuộc sống chia hai ngả của gia đình có con mắc ung thư Thông tin
Rate this post

Trong cái nóng tháng 7, chị Bế Thị Ngoan vẫn kiên trì dìu cậu con trai út Trung Việt (6 tuổi) tập đi giữa hai dãy nhà trọ chật hẹp ở Đồng Nai.

Sau 40 ngày vào hóa chất điều trị ung thư máu ở Bệnh viện Nhi đồng 2, cậu bé Việt đuối sức chỉ nằm một chỗ nên cơ hai chân teo lại không thể tự đi. Bác sĩ cho về nhà ở thị trấn Kông Chro, Gia Lai một tuần rồi quay lại vào toa thứ hai nhưng vừa được hai ngày Việt sốt cao, phải nhập viện tỉnh. Thay vì cho con về nhà, chị Ngoan bắt xe đò đưa con lên Đồng Nai ở nhờ nhà người quen để tiện lên Sài Gòn.

Những ngày này, chị Ngoan động viên con đứng dậy tập đi những bước chập chững như đứa trẻ lên một. “Con hiểu chuyện, ý thức mình bị bệnh nên cứ bảo chỉ bị bệnh nhẹ thôi”, chị Ngoan kể động lực bước đi của con là muốn mình nhanh khỏi bệnh.

Bác sĩ Tuyết Nhi, người điều trị cho Việt ở khoa Ung Bướu, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, teo cơ khi điều trị ung thư ở các em bé thường có hai nguyên nhân. Thứ nhất, do thời gian đầu các bé vào thuốc nhiều dẫn đến mệt, ít đi lại. Thứ hai là các bé phải dùng thuốc corticoid liều cao, dùng lâu dài có tác dụng phụ dẫn đến teo cơ.

“Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hồi phục, bé sẽ đi lại được nếu người nhà động viên, tập cho bé đi. Nếu bé nào lâu hồi phục, bệnh viện sẽ hướng dẫn đến khoa vật lý trị liệu để hỗ trợ thêm”, bác sĩ nói thêm.

Tuy vậy, Việt cứ mệt lả, khiến chị Ngoan có muốn dìu con đi cũng không được nên đành bất lực.

Địa điểm giải trí z3579953183270-83c08d96b1e8bfc-1555-1304-1658319997 Cuộc sống chia hai ngả của gia đình có con mắc ung thư Thông tin

Mẹ con chị Ngoan trong căn trọ của nhà người quen ở Đồng Nai trưa 17/7. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khi những mũi kim tiêm truyền thuốc đầu tiên vào người con, chị Ngoan khóc trước. Cậu bé chỉ khóc đôi lần đầu, những lần sau cố nghiến răng chịu đựng vì sợ mẹ khóc. Việt nói với mẹ: “Em đau thì em ôm chặt mẹ nhé, chứ em không khóc đâu”.

Đã hơn một tháng, gương mặt người mẹ 25 tuổi vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng khi nhắc đến bệnh tình của con trai. Bé Việt trước khi phát bệnh đang học lớp lá ở một trường mầm non gần nhà. Giữa tháng 4, cô giáo kéo chị Ngoan lại bảo nên đưa con đi khám vì thấy da dẻ em xanh xao.

Nhà vốn có mấy sào đất rẫy, gần chục năm nay vợ chồng chị Ngoan chuyên trồng bắp, khoai mì. Hết việc nhà lại đi làm công cho người trong làng. Lúc bấy giờ đang vào mùa, vợ chồng bận lo gieo hạt nên gần một tháng sau mới đưa con đi khám. Ở đây, bác sĩ ở huyện yêu cầu chị chuyển đến Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để làm thêm các xét nghiệm. Việt được chẩn đoán bị suy tủy phải chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi đồng 2, khoa Ung bướu điều trị.

Trước khi lên Sài Gòn, cả nhà không dư nổi một triệu làm lộ phí, chị Ngoan đành chạy khắp xóm vay mượn. Những tưởng con bị bệnh nhẹ, đi chữa vài ngày nên chị chỉ đem theo ba bộ quần áo.

Ở bệnh viện, số tiền 8 triệu không đủ để làm xét nghiệm tủy đồ nên bác sĩ phải cho ứng trước. Biết hoàn cảnh gia đình chị khó khăn, mọi người giới thiệu chị tìm đến chương trình Mặt trời Hy vọng nhờ giúp đỡ. Ngoài ra, chị cũng được các phụ huynh có con điều trị ở khoa Ung bướu chỉ chỗ đi xin cơm từ thiện hay mua cơm giá rẻ để bớt chi phí.

“Ở viện hơn một tháng, tôi được quan tâm giúp đỡ, thấy mình được an ủi nhiều lắm”, chị Ngoan cho biết.

Về phần anh Hòa, vì không có tiền đóng viện phí, sau khi con nhập viện, anh tức tốc về nhà đi làm. Vườn bắp bị bỏ mấy hôm không tưới, cộng thêm nắng nóng nên khi anh về, những chồi bắp non mới nhú đã khô héo từ bao giờ. Người đàn ông đành gõ cửa từng nhà người quen, hỏi xin làm thuê. Những việc vặt như làm vườn, nhổ cỏ mỗi ngày được trả công hơn trăm nghìn đồng nhưng không phải hôm nào cũng có người thuê. Ngày thất nghiệp, anh chỉ biết nằm nhà trông từng cuộc điện thoại của vợ con từ Sài Gòn.

“Làm dư được vài trăm nghìn tôi cũng ra ngân hàng gửi lên cho vợ để chi tiêu. Mỗi phần cơm ở Sài Gòn giá 35 nghìn, số tiền này ở quê đủ mua ít rau, cá cho cả nhà 4 người cùng ăn”, anh Hòa tâm sự.

Tiền chợ búa mỗi ngày ở quê, tiền gửi lên Sài Gòn, tiền viện phí với nhiều con số đè nặng tâm trí người đàn ông quanh năm chỉ biết làm rẫy. Tuy cố gắng chắt bóp từng đồng, anh Hòa vẫn lo cơm nước đầy đủ cho con gái lớn. Người cha tâm sự: “Một đứa đổ bệnh đã vất vả rồi, vì thế phải lo cho đứa con lại ăn uống đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe nhiều hơn”.

Điều anh Hòa buồn nhất là sau khi Việt mắc bệnh, em không còn vui vẻ, hoạt bát và hay hỏi chuyện với mình như xưa. Lần nào gọi điện thoại, anh đều thấy Việt nằm trên giường bệnh, hỏi gì cũng chỉ trả lời bằng những cái gật đầu, lắc đầu, giọng nói yếu ớt.

“Bác sĩ bảo con có thể phải điều trị ít nhất ba năm, nghĩ về quãng đường phía trước gia đình chia hai ngả như thế này, tôi sợ có làm cả đời cũng không trả hết nợ. Nhưng vẫn ‘tham lam’ ước một điều: Con tôi sẽ khỏe lại”, anh Hòa chia sẻ.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.

Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.

Hà Vy

Hoa tiền