Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Cách đi lại và mua sắm hiệu quả ở châu Âu

Địa điểm giải trí cach-di-lai-va-mua-sam-hieu-qua-o-chau-au Cách đi lại và mua sắm hiệu quả ở châu Âu Du lịch
Rate this post

Anh Nguyễn Tất Thịnh, một Việt Kiều sống tại Prague, chia sẻ về cách đi lại, mua sắm, hoàn thuế… khi đi du lịch châu Âu.

Người Việt đi du lịch nước ngoài tăng cao khi các quốc gia đồng loạt đón khách trở lại sau hai năm dịch bệnh. Nhiều công ty lữ hành bắt đầu bán tour đi châu Âu từ cuối tháng 4. Một số du khách đi theo dạng tự túc cũng đã xin được visa khởi hành trong thời gian tới. Ngoài visa, đi lại, mua sắm cũng là một trong những điều được du khách Việt quan tâm.

Dưới đây là các thông tin du khách cần biết, theo chia sẻ của anh Nguyễn Tất Thịnh, một Việt kiều sống tại Prague (CH Czech) và thường xuyên đi các nước châu Âu.

Địa điểm giải trí 2-1675-1646973996 Cách đi lại và mua sắm hiệu quả ở châu Âu Du lịch

Gia đình anh Thịnh trong chuyến du lịch Rome, Italy hồi tháng 12/2021. Ảnh: NVCC

Theo anh Thịnh, nhiều người Việt lần đầu đi châu Âu sẽ bỡ ngỡ. Do đó, bạn cần nhớ rõ điều này: các nước trong Liên minh châu Âu (EU) thì được tự do lưu thông hàng hóa, các nước trong khối Schegen được tự do đi lại.

Với hàng hóa mua trong khối EU, bạn phải làm thủ tục hoàn thuế ở nơi các bạn ra khỏi EU. Điều đó có nghĩa là bạn mua hàng ở Paris, Berlin… nhưng có thể làm thủ tục hoàn thuế ở Rome, Budapest hay Sofia, khi rời khỏi khối. Với hàng hóa mua ngoài khối, ví dụ Thụy Sĩ, bạn cần làm thủ tục hoàn thuế khi ra khỏi quốc gia này như sân bay, cửa khẩu đường bộ.

Để không bị nhầm lẫn, du khách cần hiểu rõ về các liên minh, khối trong châu Âu. “Nhiều người vẫn lầm tưởng EU là châu Âu hay một khu vực nào đó. Có ít nhất bốn khái niệm cần nắm rõ là châu Âu, EU, khối Schengen và Eurozone”, anh nói.

Châu Âu là một lục địa, gồm 50 nước.

EU (Liên minh châu Âu) là liên minh kinh tế và chính trị gồm 27 nước: Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ, Bulgaria, Croatia, đảo Cyrup, CH Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển.

Schengen là một hiệp ước về xóa bỏ biên giới, đi lại tự do giữa các nước thành viên. Có 26 nước tham gia: Ba Lan, CH Czech, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Italy, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Lichtenstein. Bốn quốc gia nhỏ khác là Vatican, Monaco, San Mario, Andorra không tham gia hiệp ước Schengen, nhưng vẫn nằm trong khu vực đi lại tự do này.

Có năm nước thuộc EU, nhưng không thuộc Schengen là Ireland, Romania, Bulgaria, Croatia và đảo Cyrup. Có bốn nước không thuộc EU nhưng lại tham gia Schengen là Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Lichtenstein.

EU là khối thị trường chung, nên việc lưu thông hàng hóa tự do ngoại trừ một số hàng hóa đặc biệt như rượu, thuốc lá… Vì vậy, du khách đi lại từ một nước EU trong Schengen sang một nước EU khác ngoài Schengen hoặc ngược lại, bạn sẽ thấy ở cửa khẩu có cảnh sát kiểm tra hộ chiếu. Nhưng bạn sẽ không thấy có hải quan, vì hàng hóa được tự do lưu thông. Một ví dụ là đi từ Hungary sang Romania hay Slovenia sang Croatia, bạn không bị kiểm tra hàng hóa, mà chỉ bị kiểm tra hộ chiếu.

Nếu du khách một nước Schengen trong EU sang một nước Schengen khác, nhưng ngoài EU hoặc ngược lại, bạn sẽ thấy không có cảnh sát kiểm tra ở cửa khẩu, mà chỉ có hải quan. Vì họ không tham gia EU nên hàng hóa không được tự do lưu thông, nhưng lại được tự do đi lại vì thuộc Schengen. Một ví dụ là bạn đi từ Italy vào Thụy Sĩ, hay Thụy Sĩ sang Đức.

Du khách đi du lịch chỉ cần có visa Schengen của một trong các nước thành viên là được quyền tự do đi lại trong khối. Nếu bạn được cấp visa đi lại nhiều lần (multi entries) thì được miễn visa vào các nước: Bosnia & Herzegovina, Albania, Bulgaria, Croatia, đảo Cyrup, Gruzia, Kosovo, Montenegro, Macedonia, Rumania, Serbia.

Ngoài ra còn một khái niệm khác là Eurozone, ít phổ biến với khách Việt hơn. Đây là từ chỉ các nước thành viên của EU, dùng đồng tiền chung euro, gồm 19 nước: Áo, Bỉ, đảo Cyrup, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Slovakia và Slovenia. Croatia bắt đầu sử dụng đồng tiền euro từ năm 2023. Ngoài ra có một số nước không trong EU, nhưng cũng dùng đồng euro là Vatican, Monaco, San Marino, Andorra, Kosovo và Montenegro. Du khách có thể dựa vào các thông tin này để đổi tiền khi sang các địa điểm trên du lịch.

Phương Anh

Hoa tiền