Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Cách chống thấm sàn mái hiệu quả

Cách chống thấm sàn mái hiệu quả Thông tin
Rate this post

Sàn mái thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, dễ bị thấm dột, xuất hiện các dấu hiệu như nứt nẻ, ứ đọng, rêu mốc, loang nước…

Vì vậy chống thấm sàn mái là hạng mục không thể thiếu trong mỗi công trình. Tác dụng là bảo vệ sàn mái trước tác động của thời tiết, khí hậu, sau đó là làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà.

1. Nguyên nhân dẫn đến việc sàn mái bị thấm dột

– Sàn mái chưa được xử lý chống thấm, mác bê tông đổ sàn mái thấp (nên đổ mác bê tông 250-300), hoặc bê tông trộn không đều, sai tỷ lệ, sau quá trình đổ bê tông không được bảo dưỡng đúng quy trình.

– Sàn mái tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt, quá nắng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc này khiến cho bê tông giãn nở đột ngột gây rạn nứt.

– Kết cấu không đảm bảo đủ vững chắc khiến cho độ võng, lún không đồng đều, khiến sàn bê tông dễ rạn nứt.

– Dùng không đúng vật liệu chống thấm, vật liệu kém chất lượng hoặc việc thi công không đảm bảo đúng quy trình chất lượng. Do đó dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, rạn nứt, không ngăn nước được tối ưu.

– Hệ thống thoát nước kém khiến cho sàn mái luôn ở tình trạng ứ đọng nước trong thời gian dài.

– Công trình thi công đã lâu bị xuống cấp, sân thượng bị nứt nẻ, thấm dột nước đọng.

Cách chống thấm sàn mái hiệu quả Thông tin

Chống thấm sàn mái nhằm bảo vệ khu vực náy trước tác động của thời tiết, khí hậu, sau đó là làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà. Ảnh minh họa: archdaily.cn

2. Giải pháp xử lý

Để khắc phục tình trạng rò rỉ từ các vết nứt mái sàn bê tông, cần xác định vị trí thấm dột. Sau đó sử dụng các biện pháp và các loại sơn chống thấm hợp lý và lựa chọn được cách chống thấm hiệu quả nhất.

Đối với các căn hộ chung cư xuất hiện các vết thấm dột trần, chủ yếu là do nhà vệ sinh hay bể nước của căn hộ tầng trên gây ra. Xử lý tình trạng này bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn toilet khu vực bị thấm ở tầng trên. Sau đó phủ lên một lớp chất chống thấm, trét một lớp xi măng, rồi lát gạch lại như cũ.

Đối với nhà phố, có thể sử dụng màng khò nóng chống thấm gốc Bitum để chống dột mái tôn. Ngoài ra, những mái ngói có vết nứt hoặc chỗ trũng đọng nước thì có thể xử lý làm sạch bằng cách pha xi măng theo tỷ lệ 5/1 dội xuống vết nứt bịt kín lại. Nếu sàn bê tông bị nứt vỡ, nên dùng vữa xi măng lỏng vá lại, sau đó phủ lên bề mặt một lớp chất chống thấm.

Trên thị trường có rất nhiều giải pháp cũng như vật liệu có thể xử lý chống thấm. Tuy nhiên tùy vào hiện trạng công trình để xem xét cách sử dụng vật liệu như thế nào. Nên tìm đến những công ty có đầy đủ kinh nghiệm và độ uy tín để nhờ tư vấn.

Lưu ý trong quá trình thi công, cần hiểu và nắm rõ vật liệu đang sử dụng là loại gì để nắm bắt quy trình thi công cũng nhưng chế độ bảo hành bảo dưỡng. Ngoài ra nên lưu ý một số điểm sau đây:

– Lớp vữa bảo vệ phải có độ dốc tối thiểu, đảm bảo dễ dàng thoát nước.

– Đảm bảo bề mặt chống thấm phải sạch sẽ, bảo dưỡng đúng cách bề mặt chống thấm để tránh việc co ngót quá nhanh.

– Các vết rạn nứt của bê tông cần được đổ vữa chống thấm không co ngót, trước khi xử lý chống thấm.

– Các vị trí quan trọng được cho là có nguy cơ cao xảy ra việc thấm dột (thành tường, mối nối, mi tường) cần được chống thấm hai lớp.

Kiến trúc sư Trương Thành Trung

Hoa tiền