Địa điểm mới

Bản làng bị bỏ quên

Địa điểm giải trí ban-lang-bi-bo-quen Bản làng bị bỏ quên Du lịch

Lạng SơnBản Lân Đặt dường như bị bỏ quên giữa dòng chảy đô thị hóa, con đường duy nhất đến đây băng qua núi rừng hiểm trở khoảng hai tiếng.

Dịp lễ nào cũng vậy, dường như chúng ta đã quá quen thuộc với từ “thất thủ”, “đông nghịt”, “chen chúc”… Cả năm chỉ có vài dịp gia đình du lịch cùng nhau, những tâm hồn ưa xê dịch như chúng tôi lên kế hoạch về một vùng đất mới, một nơi mà mọi thứ còn nguyên sơ, thuần khiết và đẹp ngỡ như trong cổ tích.

Địa điểm giải trí B-an-Lan-Dat-9-4113-1652439025 Bản làng bị bỏ quên Du lịch

Cảnh thiên nhiên tại Lân Đặt.

Nhóm chúng tôi gồm 30 người lớn với hơn 30 đứa trẻ tìm về bản Lân Đật, kế bên thảo nguyên Đồng Lâm nhưng ngăn cách nhau bởi rặng núi trùng điệp quanh năm mây phủ. Giữa dòng chảy của quá trình đô thị hoá, Lân Đặt là một trong số ít những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số còn sở hữu nhiều “không” nhất mà đoàn từng khám phá như không điện, không sóng điện thoại, không đường giao thông, không chợ búa, không phương tiện đi lại, không thiết bị điện tử…

Đường vào bản duy nhất là vượt qua môt ngọn núi cao sừng sững trước mặt. So với những cung trekking khác, con đường vào bản Lân Đặt qua những vách núi với nhiều đá nhọn và dốc cao, sườn núi gồ ghề với nhiều khúc cua lên xuống. Trời đổ mưa ngay trước khi xuất phát nên cung đường vào bản càng khó khăn. Đoàn có quá nửa là trẻ em dưới 10 tuổi, nhỏ nhất chưa đầy 4 tuổi nên cả đoàn kiên nhẫn dò từng bước chân qua đường trơn trượt, hiểm trở, tự nhỉ vượt qua nỗi sợ cố hữu của bản thân. Sau hơn hai tiếng vượt đường rừng trong điều kiện thời tiết không ủng hộ, đoàn đã đặt chân đến bản.

Đường vào nguy hiểm và khúc khuỷu nhưng cảm giác đầu tiên khi đến làng lại yên bình quá đỗi. Nếu không tinh mắt để ý những nóc nhà cũ kỹ lọt thỏm giữa màu xanh của cỏ cây thì có lẽ không ai nghĩ đây là nơi sinh sống của một cộng đồng người Dao. Cả bản lác đác hơn chục nóc nhà giữa thung lũng rộng lớn.

Đón chúng tôi với sự niềm nở, anh Tài trưởng bản cho biết kể từ Covid-19 xuất hiện, nay mới có khách tới chơi và cũng là đoàn đầu tiên nghỉ qua đêm. Vợ chồng anh thiết đãi chúng tôi món gà nuôi gần 2 năm, rau già vì ăn chưa hết. Món nào cũng có vẻ dai so với bình thường nhưng chỉ một lúc đã hết vì cơn đói và niềm vui.

Bãi đất trống bên cạnh chiếc nhà sàn cổ là điểm cắm trại của chúng tôi và được nghe “nhạc giao hưởng” từ ếch nhái, côn trùng và âm thanh của núi rừng. Nửa đêm trời chuyển gió, sấm chớp và mưa. Chuẩn bị kỹ lều trại, đồ đạc nhưng nằm ngủ trong lều nghe tiếng mưa, tiếng gió rít giữa thảo nguyên, cảm giác của mỗi chúng tôi là khác nhau, người hân hoan tận hưởng âm thanh thiên nhiên ngủ ngon lành, người không khỏi hoang mang lo cho con đường ngày mai trở về…

Buổi sáng trời hửng và có nắng, bọn trẻ lại có thêm thời gian khám phá khắp bản. Đứa thả diều, đá bóng, đứa tắm suối, đi xem hồ, một vài số khác thử cảm giác chăn trâu… Người lớn chúng tôi tranh thủ trò chuyện với dân bản. Người dân ở đây không có gì giá trị, tiện nghi về vật chất nhưng trên khuôn mặt hiện hữu sự bình yên, nét hồn hậu mà có lẽ nhiều người thành phố chúng tôi đã đánh mất từ lâu. Hàng ngày họ có nhà để ở, ruộng để làm, gà vịt chăn nuôi, vài chục con trâu trên thảo nguyên thong dong gặm cỏ và gắn bó với vùng đất này.

Bài và ảnh: Yên Ly