Địa điểm mới

Anh cảnh sát Nhật phải lòng Việt Nam

Hà Nội“Nghĩ lại đi con”, bố của Kaneya Manabu thốt lên khi biết anh nộp đơn từ chức trưởng phòng hình sự tỉnh Saitama, sang định cư ở Việt Nam, năm 2016.

“Nhiều người nói tôi điên, suy nghĩ nông nổi khi bỏ gia đình, công việc ổn định đến nơi xa lạ. Với tôi, mọi quyết định đưa ra đều suy nghĩ kỹ lưỡng”, Manabu, 41 tuổi, nói khi đọc bình luận dưới video vừa chia sẻ trên trang cá nhân về lý do bỏ việc để gắn bó với Việt Nam suốt năm năm qua.

Kaneya Manabu (khi sang Việt Nam lấy tên là Học) là con út trong gia đình có ba anh em ở tỉnh Saitama, bố là cảnh sát, mẹ là nhân viên văn phòng. Năm 1993, anh trúng tuyển đại học đúng chuyên ngành của bố. Tốt nghiệp, anh về công tác tại bộ phận điều tra hình sự, phụ trách các vụ án liên quan đến người Việt Nam tại tỉnh Saitama.





Địa điểm giải trí 1c6ae68e96075b590216-jpeg-8832-9219-1705-1644255103 Anh cảnh sát Nhật phải lòng Việt Nam Thông tin

Anh Kaneya Manabu khi đang là Trưởng phòng cảnh sát tỉnh Saitama, Nhật Bản năm 2016. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để phục vụ công việc, năm 2012, Manabu được chỉ định học tiếng Việt theo chương trình dành riêng cho cảnh sát Nhật Bản. Thông thạo tiếng giúp anh giải quyết nhiều vụ án và được cân nhắc giữ vị trí quan trọng trong phòng hình sự.

“Nhưng đây không phải cuộc sống tôi mơ ước”, Manabu kể. Cuộc sống ở Nhật của anh là chuỗi ngày liên tục phải làm việc với cường độ cao và trong tình trạng kiệt sức. Anh cảnh sát Manabu chưa khi nào có giấc ngủ trọn vẹn, tay luôn cầm điện thoại và trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Năm 2014, anh cùng một số đồng nghiệp tham gia khoá học bổ trợ tiếng Việt hai tháng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của Manabu khi đến Việt Nam là nụ cười rạng rỡ và sự thân thiện của người dân. “Mọi người luôn cười nói khi giao tiếp. Trên khuôn mặt đều toát lên vẻ hạnh phúc thay vì vẻ nghiêm nghị và lạnh lùng như ở Nhật Bản”, Manabu nói.

Về nước, hình ảnh Việt Nam cứ quẩn quanh trong đầu, ý định gắn bó với với vùng đất mới bắt đầu nhen nhóm trong anh. Những năm tiếp theo, anh sang Việt Nam 10 lần qua các chuyến du lịch, thời gian lưu trú ngày một dài hơn. Manabu không còn muốn quay về Nhật Bản.

Năm 2016, anh viết đơn xin từ chức trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp và gia đình. “Nhiều sếp thể hiện sự thất vọng khi tôi sắp được cân nhắc lên chức vụ cao hơn lại xin nghỉ, thậm chí gọi tôi là “kẻ phản bội”. Còn bố mẹ phản đối gay gắt, thậm chí muốn từ mặt”, anh kể. Thời điểm nghỉ việc, Manabu đang giữ chức trưởng phòng cảnh sát tỉnh Saitama.

Vài tháng sau, anh được một người Việt từng dạy tiếng ở sở cảnh sát, hỗ trợ làm thủ tục sang Việt Nam theo hình thức lao động dài hạn tại một công ty công nghệ phần mềm ở Hà Nội. Công việc chủ yếu là phiên dịch và kết nối khách hàng người Nhật.

Cú sốc về cuộc sống ở Việt Nam đến với chàng cảnh sát khi nhận tháng lương đầu tiên. “Khoản tiền chỉ đủ thuê nhà. Các khoản khác phải dùng tiền tích góp trong 10 năm làm cảnh sát”, anh kể. Muốn cải thiện thu nhập, Manabu tham gia các khoá đào tạo về công nghệ thông tin và đăng ký học thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Sau vài tháng anh bắt kịp nhịp độ công việc, thu nhập dần cải thiện.

“Anh ấy quá liều lĩnh khi bỏ công việc được coi là mơ ước ở Nhật Bản để sang Việt Nam”, Hoàng Tuấn Hưng, 30 tuổi, ở quận Thanh Xuân, đồng nghiệp cũ của Manabu cho biết. Có cơ hội tiếp xúc với nhiều người Nhật, Hưng nói số người dám chuyển ngành như anh cực hiếm, nhất là nghề cảnh sát được coi là danh giá.





Địa điểm giải trí Nhat-4867-1644281315 Anh cảnh sát Nhật phải lòng Việt Nam Thông tin

Kaneya Manabu nhận bằng thạc sĩ ngành Việt Nam học, tháng 7/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 2018, Manabu nghỉ việc, cùng hai người bạn mở công ty công nghệ thông tin. Một năm sau anh rút lui, cùng một người khác mở trung tâm dạy tiếng Nhật. Hoạt động được nửa năm, trung tâm phải đóng cửa vì kém hiệu quả. Tháng 3/2019, anh được mời về làm Hiệu trưởng trung tâm đào tạo tiếng Nhật tại một công ty chuyên xuất khẩu lao động. “Thu nhập giờ cũng ‘đủ ăn, đủ tiêu’, không còn phải dùng tiền tiết kiệm nữa”, Manabu cười nói.

Năm năm sống ở Việt Nam, bốn lần chuyển việc cùng vô số thất bại, nhưng chưa bao giờ Manabu định quay về Nhật Bản. Anh nói muốn gắn bó với mảnh đất giúp bản thân nhận ra “con người sống với nhau bằng cái tình thay vì chỉ đề cao công việc và những gánh nặng gạo tiền”. Càng ở lâu, anh càng yêu mảnh đất, con người nơi đây.

Song hành với công việc ở trung tâm, từ năm 2019, Manabu bắt đầu mở một kênh YouTube cá nhân, chia sẻ về hành trình gắn bó với Việt Nam, đồng thời dạy tiếng và kinh nghiệm sống cho người Việt tại Nhật. “Tôi muốn truyền tải những thông tin hữu ích cho người Việt, giúp họ hiểu rõ văn hoá, luật pháp Nhật Bản trước khi sang lao động. Tôi mong họ không rơi vào con đường tù tội như những người mình từng gặp”, Manabu nói và cho biết anh vẫn ám ảnh bởi những khuôn mặt cúi gằm, ánh mắt cầu cứu của người Việt khi bị bắt đến đồn cảnh sát nhiều năm trước.

Chỉ với chân máy và chiếc điện thoại, người đàn ông Nhật Bản bắt đầu làm video. Ban đầu các video không nổi 10 người xem. Dần dần lượt xem tăng lên vài trăm. Hiện tại, kênh YouTube của anh có 68.000 người đăng ký, đa phần muốn bổ trợ tiếng Nhật, hiểu thêm các kỹ năng, kinh nghiệm và luật pháp trước khi đến vùng đất mới.

Ngoài những bình luận tích cực, không ít người nói Manabu “làm màu, thích thể hiện”, khi bày tỏ tình cảm với mảnh đất xa lạ. “Nhưng tôi kệ, vì Việt Nam dạy tôi cách bày tỏ cảm xúc thay vì giấu giếm”, anh cười.

Ở Việt Nam lâu, Manabu càng cảm thấy mình như một người bản địa khi có thể lái xe máy đi mọi ngóc ngách của thủ đô, sẵn sàng ngồi vỉa hè thưởng thức bát bún riêu nóng hổi, không ngại trả giá khi đi chợ hoặc thi thoảng chậm deadline. Trong hơn 20 tỉnh thành từng đi qua, anh nói các món ăn đều hợp khẩu vị, duy có mắm tôm là chưa dám thử.





Địa điểm giải trí af9a5dacd525187b4134-jpeg-6380-1698-8335-1644255104 Anh cảnh sát Nhật phải lòng Việt Nam Thông tin

Anh Manabu cùng bạn đi du lịch Sapa tháng 12/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Có thể nói anh ấy hiểu Việt Nam như một người Việt”, Vương Xuân Cường, 30 tuổi, quận Bắc Từ Liêm, đồng nghiệp của Manabu, nói. Theo đánh giá của Cường, Manabu là một người kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. “Ở anh ấy có sự giao thoa, hoà hợp giữa hai đất nước mà khó một người Nhật nào tôi từng gặp có được”, anh Cường chia sẻ.

Trong thời gian tới, song hành với công việc cá nhân, Manabu muốn được phát triển kênh YouTube cá nhân như cầu nối giúp người Việt ở Nhật có thêm kinh nghiệm sống. Đồng thời truyền cảm hứng, để những người có hoài bão, ước mơ dám theo đuổi theo con đường đã chọn.

Mỗi năm hai lần anh lại về Nhật Bản thăm bố mẹ. Thấy con trai vui vẻ, nụ cười thường trực trên môi, gia đình không còn cấm cản Manabu định cư nơi xứ người. Thậm chí hối thúc anh tìm một nàng dâu người Việt để về ra mắt.

“Nhiều người hỏi tôi chán Việt Nam chưa, bao lâu thì về, nhưng chắc chắn tôi sẽ gắn bó dài lâu với mảnh đất mình trót say lòng”, anh cười.

Địa điểm giải trí anh-canh-sat-nhat-phai-long-viet-nam-1644293202 Anh cảnh sát Nhật phải lòng Việt Nam Thông tin

Quỳnh Nguyễn