Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

32 năm đợi con mất tích ở bến tàu

Rate this post

Trung QuốcSau khi con trai mất tích năm 1989, ngày nào bà Mã Kế Minh cũng đợi ở ga tàu Bắc Thành Đô, hy vọng một ngày con tìm về.

“Hôm đó, ba mẹ con đang nhặt rác ở ga tàu. Con trai chơi với em gái ở gốc cây, tôi nhờ nó đi lấy một ít nước nhưng thằng bé không trở về nữa”, Mã Kế Minh, ở tỉnh Hà Bắc nhớ lại. Khi mất tích, cậu bé Dư Chính Quỳnh mới 4 tuổi.





Địa điểm giải trí cho-doi-4621-1633060577 32 năm đợi con mất tích ở bến tàu Thông tin

Cuộc hội ngộ của gia đình bà Mã Kế Minh và con trai Dư Chính Quỳnh ngày 23/9 tại Hà Bắc. Ảnh: sina.

Con trai mất tích khiến cuộc sống gia đình bà Mã hoàn toàn đảo lộn. Bà Mã và chồng làm đủ mọi cách, từ dán tờ rơi, đăng báo rồi lục tung các bến tàu xe. Cứ nghe tin ở đâu có trẻ thất lạc, họ lại đến hỏi thăm.

Nhiều năm tìm kiếm không kết quả, tiền tiết kiệm cũng dần cạn kiệt, tinh thần hai vợ chồng suy sụp hoàn toàn.

Người chồng mất con bắt đầu sinh ra nghiện rượu. Mỗi khi say, ông lại đổ lỗi cho vợ. Hơn mười năm sau ông qua đời. Hy vọng cuối cùng mà bà Mã trông đợi là con trai có thể quay trở lại tìm mẹ ở bến tàu nơi nó thất lạc. Suốt 32 năm qua, ngày nào bà cũng đến bến tàu đó, vừa nhặt rác, vừa ngóng chờ con.

Thời gian trôi qua, ký ức dần phai mờ nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ từ bỏ việc đợi con. Người mẹ từng nói với em gái của Dư Chính Quỳnh rằng, bà không thể chết nếu chưa tìm thấy con trai.

Sự kiên trì của bà đã được đền đáp. Năm 2016, Dư Chính Quỳnh, sống tại thị trấn Đại Phong, quận Tân Đô, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đến đồn cảnh sát lấy mẫu máu để tìm cha mẹ đẻ bằng xét nghiệm ADN. Tháng 8 năm nay, Dư nhận được tin báo kết quả so sánh ADN cho thấy anh có quan hệ huyết thống với bà Mã Kế Minh.

Anh Dư cho biết, năm anh lên 10 tuổi, cha nuôi đã tiết lộ về thân phận của anh và khuyên khi lớn lên anh nên tìm cha mẹ ruột của mình.

Cha nuôi đối xử với anh rất tốt dù mẹ nuôi mất sớm. Khi trưởng thành, Dư bắt đầu tìm nhiều cách khác nhau để tìm cha mẹ ruột. Vì 4 tuổi đi lạc nên ký ức về quê hương, gia đình của người đàn ông này rất mơ hồ. Năm năm trước, anh quyết định đăng ký thông tin tìm gia đình qua tình nguyện viên và thu thập mẫu máu tại phòng an ninh địa phương.

Năm nay khi công an quận Tân Đô thông báo tìm thấy cha mẹ ruột, Dư Chính Quỳnh nói rằng: “Thật bất ngờ, tôi chẳng biết nên chấp nhận sự thật thế nào”. Thấy con bối rối, cha nuôi động viên: “Còn gì quan trọng hơn việc gặp gỡ cha mẹ ruột”. Câu nói này khiến anh quyết tâm đến Hà Bắc.

Trong buổi gặp gỡ, bà Mã oà khóc nức nở khi ôm con trai. Cầm tay con, bà nói: “Tôi không muốn xa con mình thêm giây phút nào nữa”.

Nói về gia đình hiện tại, Dư tỏ ra đau buồn về cái chết của cha ruột, nhưng được an ủi vì sức khỏe người mẹ vẫn tốt. Anh nói với mẹ đẻ: “Cha mẹ đẻ có ơn sinh thành, cha mẹ nuôi có ơn dưỡng dục. Đối với con, cả hai đều là cha mẹ và cả hai đều là nhà.”

Dư đang có cuộc sống ổn định ở Tứ Xuyên cùng cha nuôi, đã lập gia đình và có hai con gái. Biết được tâm tư của cậu con mất tích bấy lâu, Mã Kế Minh không đòi hỏi anh phải trở về bên mình: “Mẹ biết con đang làm rất tốt. Con yên tâm”. Mọi người đồng ý trong tương lai, Dư thường xuyên qua lại cả hai bên, thay vì ở lại nhà bà Mã.

Năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc đã thành lập Cơ sở dữ liệu ADN để ngăn chặn nạn buôn người. Theo các quan chức, hơn 6.300 trẻ em mất tích đã được tìm thấy thông qua cơ sở dữ liệu này.

Vy Trang (Theo sina)

Hoa tiền