Vị trí địa lí đảo Phú Quý
Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận với khoảng cách tới các vùng lân cận như sau:
- Cách thành phố Phan Thiết 120 km.
- Cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía đông.
- Cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150 km về phía tây bắc.
- Cách Côn Đảo 330 km về phía tây nam.
- Cách thành phố Vũng Tàu 200 km về phía nam.
Huyện đảo Phú Quý có ba xã: Long Hải, Ngũ Phụng (huyện lị), Tam Thanh.
Hiện nay, trung tâm huyện lị Phú Quý đạt chuẩn đô thị loại V. Dự kiến năm 2018, điều chỉnh ranh giới để thành lập thị trấn Phú Quý, nâng huyện Phú Quý lên 1 thị trấn và 3 xã đảo.
Sau khi thành lập thị trấn, huyện đảo Phú Quý dự báo sẽ phát triển nhanh thành đô thị du lịch biển đảo của tỉnh Bình Thuận và theo quy hoạch đến năm 2025, Phú Quý lên đô thị loại 4 và trở thành thị xã du lịch với 4 phường.
Các đảo lân cận
+ Hòn Tranh – Cách cảng Phú Quý 600m, nằm phía đông nam đảo Phú Quý với diện tích gần 40 ha(2.8Km2). – Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa màu, hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. – Không có dân cư sinh sống. – Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.
+ Hòn Đen – Nằm phía đông bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. – Gồm toàn đá mẹ Bazan chưa phong hóa. – Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen.
+ Hòn Trứng – Nằm phía tây bắc, là cửa ngõ ra vào đảo, cách Phú Quý 13 km. – Là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. – Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía bắc – Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía nam.
+ Hòn Giữa – Đây là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải.
+ Hòn Đỏ – Nằm phía đông bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. – Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ.
+ Hòn Hải – Cách đảo Phú Quý 70 km. – Có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng. – Là một trong các điểm cơ sở nằm trên đường cơ sở của Việt Nam.
+ Hòn Đồ Lớn – Nằm phía đông nam và cách Phú Quý 60 km – Là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40 m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. – Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700 m và rộng gần 500 m.
+ Hòn Đồ Nhỏ – Nằm về hướng nam, cách đảo Phú Quý chừng 60 km.
+ Hòn Đá Tý – Cách đảo Phú Quý 80–100 m.
Di tích lịch sử
Chùa Linh Quang là di tích lịch sử cấp quốc gia tọa lạc trên một đồi cao tại thôn Mỹ Khê xã Tam Thanh. Chùa được xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 8 đến nay đã có hơn 250 tuổi. Chùa còn lưu giữ các sắc phong của triều Nguyễn ban.
Vạn An Thạnh nằm ở xã Tam Thanh là 1 trong những vạn tại đảo thờ và tín ngưỡng ông Nam Hải và ở đây cũng có một số sắc phong mà các vua triều Nguyễn ban tặng.
Đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải là 2 di tích lịch sử cấp tỉnh vừa mới được công nhận có 5 sắc phong thần cho Bà Chúa Ngọc và còn một số hiện vật tế tự quý như: chiếc đỉnh đồng, chân đèn và chuông đồng.Ba sắc phong cho Thần Nam Hải và 2 sắc phong thần cho Bắc Trấn đô đốc Bùi Quận Công.
Đình làng Triều Dương còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như: các câu đối, hoành phi viết bằng chữ Hán Nôm; 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong tặng cho Thành Hoàng bổn cảnh. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Ngoài ra Phú Quý còn có một số chùa và đền nổi tiếng được nhân dân sùng bái và thờ kính: Chùa Linh Sơn núi Cao Các, Mộ Thầy Nại, Miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Thánh thất Cao Đài Ngũ Phụng…
Ẩm thực- đặc sản đào Phú Quý
Hải sâm được nhiều người ưa thích nhất và được phục vụ trong các bữa tiệc. Hải sâm còn là nguồn lợi xuất khẩu.
Da cá mú bông hấp các vị thuốc bắc gồm đại táo, câu kỷ, mộc nhĩ, bá hạp, hột sen và một ít bún song thăng, gia thêm ngũ vị hương.
Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Bình Thuận, nhất là tại Phú Quý. Cua huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu.
Ốc vú nàng
Du lịch đảo Phú Quý
Để phát triển du lịch, Phú Quý đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Phú Quý để phát triển hạ tầng, đặc biệt là sân bay và hệ thống nhà nghỉ để phục vụ du khách.
Giao thông Phú Quý
Giao thông nối liền Phú Quý và đất liền từ trước đến giờ còn hạn chế chủ yếu dựa vào đường thủy nội địa. Trong khi các phương tiện đều đã xuống cấp và hành trình đến Phú Quý phải mất đến 6h (trong trường hợp biển lặng). Do đó, điều đó làm hạn chế phát triển tiềm năng du lịch của Phú Quý.
Tuy nhiên vào giữa năm 2010, HTX vận tải biển Phú Hưng đã đưa vào khai thác tàu trung tốc Phú Hưng , rút ngắn thời gian đến Phú Quý từ 6h xuống 2.5- 3h. Đây là bước tạo đà để phát triển du lịch.
Theo Wiki.