Địa điểm mới

Du lịch sông nước miền Tây trước bài toán ‘lột xác’

Địa điểm giải trí du-lich-song-nuoc-mien-tay-truoc-bai-toan-lot-xac Du lịch sông nước miền Tây trước bài toán 'lột xác' Du lịch

Thiếu hụt nhân lực, trải nghiệm nghèo nàn đặt ra cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bài toán làm mới mình để tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch.

Sau một thời gian “ngủ đông”, hoạt động cầm chừng trong đại dịch, nhiều đơn vị lữ hành tại Đồng bằng sông Cửu Long đã “rục rịch” tái khởi động và ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

“Lượng khách đặt tour tăng 10% so với cùng kỳ giai đoạn Covid-19, nhưng vẫn kém xa so với thời điểm trước khi có dịch”, bà Ngọc Trinh, Phó Giám đốc công ty Mekong Travel, chủ cơ sở Homestay Út Trinh (Vĩnh Long) cho biết.

Hội thảo “Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội để bứt phá” diễn ra tại Cần Thơ lúc 14h ngày 26/4 và trên nền tảng Zoom sẽ khai phá thế mạnh du lịch của các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy kết nối mạng lưới doanh nghiệp lữ hành, tối ưu các nguồn lực và đề xuất các giải pháp đưa ngành du lịch khu vực phát triển.
Đăng ký tham gia hội thảo tại đây

“Các tour, tuyến, dịch vụ của công ty cũng không thể giống như trước”, đại diện doanh nghiệp lữ hành này cho hay. Các điểm đến của doanh nghiệp này tại Vĩnh Long, Bến Tre… vẫn chưa hoàn toàn mở cửa. Ước chừng 50% các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đối tác của công ty tại đây mới hoạt động trở lại. Sự thiếu hụt khách nước ngoài – đối tượng khách hàng chính khiến Mekong Travel phải thay đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào nguồn khách du lịch nội địa.

Hồng Thao, nhân viên một công ty lữ hành tại miền Trung cũng cho hay, lượng khách đặt tour đến miền Tây giai đoạn này không đáng kể, giảm hẳn so với những năm trước. Các đối tác của công ty ở thị trường này cũng đã ngưng hoạt động khoảng 50%.

Theo kết quả thống kê, năm 2019, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đón trên 47 triệu lượt khách. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, do đại dịch kéo dài, ngành du lịch tại đây chịu ảnh hưởng nặng.

Địa điểm giải trí dulichconphung-Hiephoiduabentr-4375-7120-1650538272 Du lịch sông nước miền Tây trước bài toán 'lột xác' Du lịch

Khách du lịch đi thuyền khám phá miệt vườn. Ảnh: hiephoiduabentre

Đơn cử, đến hết năm 2021, lượng khách cụm phía Tây gồm 7 tỉnh, thành phố gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đạt 11.700 nghìn lượt, doanh thu dưới 10 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2019, tổng lượt khách tại đây đạt tới hơn 33 triệu lượt, chiếm 73% tổng lượt khách du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, doanh thu hơn 24 nghìn tỷ đồng. Đây được coi là mức giảm sốc của du lịch khu vực này.

Từng du lịch miền Tây, Hoài Phương (24 tuổi, TP HCM) chưa có ý định quay lại. Trải nghiệm đến khu du lịch ở Tiền Giang, chứng kiến tình trạng cò mồi, giành giật khách khiến Phương chán nản.

“Sản phẩm trải nghiệm phát triển nhất ở miền Tây là du lịch sinh thái, chủ yếu là chèo xuồng, thăm thú miệt vườn, ẩm thực Nam Bộ. Nhưng bao năm rồi vẫn thế, nhàm chán và không có tính mới trong các loại hình du lịch để hấp dẫn hơn. Chưa kể các cơ sở lưu trú theo kiểu cây nhà lá vườn nhưng chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ”, chàng trai Sài Gòn chia sẻ.

Bên cạnh yêu cầu đặt ra về làm mới sản phẩm, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang, cho rằng, nhân lực du lịch tại đây cũng đang thiếu hụt trầm trọng giai đoạn phục hồi sau dịch. Đơn cử, tại cụm phía Đông của Đồng bằng sông Cửu Long, đến hết năm 2021, 1.400 cơ sở kinh doanh du lịch phải tạm dừng hoạt động; 6.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch bị mất việc hoặc giảm thu nhập.

Bà Ngọc Trinh, Phó giám đốc công ty Mekong Travel cũng chia sẻ khó khăn lớn nhất đến từ tìm nhân sự. “Thời điểm trong dịch, mọi người đã xin nghỉ hết, nhiều người đi tìm việc khác, làm ngành khác, không quay lại”, bà Trinh nói. Bên cạnh đó là khó khăn về vốn, chi phí để tu sửa lại cơ sở vật chất, tàu thuyền.

“Sau dịch, khách hàng đặt yếu tố sức khoẻ, an toàn lên hàng đầu thay vì giá. Với đối tượng khách hàng thay đổi là khách nội địa, điều này đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình mới, phương thức kinh doanh mới. Các sản phẩm du lịch phải thay đổi, từ món ăn đến dịch vụ để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách nội địa”, bà Trinh cho hay. Doanh nghiệp này vẫn tập trung đẩy mạnh các sản phẩm gắn với sông nước miệt vườn, truyền tải văn hoá bản địa, đặc sản địa phương… độc đáo, khác biệt đến du khách.

Trong khi đó, du lịch Phú Quốc, Kiên Giang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Theo Sở Du lịch Kiên Giang, quý 1 năm nay, tỉnh đón hơn 1,5 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng trên 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa, đi theo nhóm nhỏ nhiều, ngoài ra các đoàn tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu đến đông. Các sản phẩm du lịch cần nâng cấp hơn nữa về chất lượng, thêm nhiều sản phẩm hướng tới thiên nhiên”, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du Lịch Kiên Giang, chia sẻ.

Phong Vân