Địa điểm mới
Vựa Hàu Sữa

Doanh nghiệp du lịch khó tuyển dụng sau mở cửa

Địa điểm giải trí doanh-nghiep-du-lich-kho-tuyen-dung-sau-mo-cua Doanh nghiệp du lịch khó tuyển dụng sau mở cửa Du lịch
Rate this post

Lượng lớn lao động nghỉ việc hoặc chuyển nghề có đãi ngộ tốt hơn khiến công ty lữ hành, khách sạn… gặp khó khi muốn họ trở lại.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Việt Nam nằm trong top những nước ngành du lịch mất nhiều việc làm nhất do đại dịch. Trong năm 2020, khoảng 52% lao động ngành du lịch đã nghỉ hoặc chuyển việc. Số nhân sự làm đủ thời gian chỉ chiếm 24%, trong khi lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng là 30%. Lực lượng lao động có thâm niên 5-10 năm đã chuyển là 44%, lao động sau đại học chuyển nghề tới 90%.

Địa điểm giải trí hdv-3631-1648953982 Doanh nghiệp du lịch khó tuyển dụng sau mở cửa Du lịch

Hướng dẫn viên dẫn khách tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Trung Nghĩa

Tại hội thảo về vấn đề nhân sự trong ngành du lịch bên lề Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM hôm 2/4, ông Nguyễn Hồng Hải, đại diện chủ đầu tư khách sạn 5 sao De L’Opera Hà Nội, bày tỏ sự lo lắng khi khách sạn ông chỉ có 103 người, thiếu hơn 60 người so với trước đại dịch. Ông cho biết thời gian qua vắng khách, nhân sự thiếu việc làm, thu nhập giảm. Trước Covid-19 (tháng 2/2020), thu nhập bình quân của nhân lực tại khách sạn L’Opera Hanoi đạt 100% lương hợp đồng lao động cộng phí dịch vụ còn hiện tại, mức thu nhập này chỉ đạt 35-45%.

Ông Hải chỉ ra 5 khó khăn để tuyển dụng lại là nhân sự đã chuyển nghề, không trở lại ngành; lượng học viên đăng ký vào các cơ sở đào tạo trong 2 năm qua giảm; những nhân sự cũ hao mòn về tác phong phục vụ, khả năng ngoại ngữ, ngân sách lương không được như kỳ vọng. Cuối cùng là ngành du lịch đang “đại tuyển dụng” nên có sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp. Để giữ nhân sự, De L’Opera phải điều chỉnh ngày công, có những quan tâm và hỗ trợ đời sống nhân viên như tiêm vaccine và khám sức khoẻ, trợ cấp cho nhân viên bị ảnh hưởng từ dịch, tặng quà sinh nhật, thăm hỏi ốm đau, quà Trung thu, Tết thiếu nhi…

Cùng nỗi lo, ông Lê Hồng Thái, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, cho biết đang cần tuyển thêm 15% nhân sự để phục vụ hoạt động của công ty khi thị trường du lịch đang sôi động trở lại, nhưng gặp khó khăn. Ông nhận định việc tuyển lao động có kinh nghiệm không dễ, nên hiện công ty chấp nhận tuyển mới và đào tạo tại chỗ từ đầu.

“Hiện nay từ khu vực miền Trung trở ra, nhân sự thiếu trầm trọng vì phần lớn người lao động đã ổn định với nghề mới, thậm chí thu nhập cao hơn”, ông Phạm Văn Thuỷ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết. Ông cũng dùng từ “cấp bách” khi nói về việc tuyển dụng nhân sự. “Tuyển dụng là bài toán cần giải từ các địa phương, cơ quan quản lý, đến khu điểm du lịch, đòi hỏi đánh giá lại và có chính sách phối hợp với trường đào tạo nghề để có chiến lược cụ thể”, ông Thủy nói thêm.

Từ góc độ đào tạo, GS. TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo thuộc Hiệp hội Du lịch, cho rằng giải pháp tình thế, các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề để tuyển dụng tạm thời. Trong trường hợp doanh nghiệp lữ hành thiếu hướng dẫn viên thì có thể ký hợp đồng với sinh viên trường ngoại ngữ và đào tạo cấp tốc chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng theo từng tour.

Về lâu dài, ông Đính cho rằng cần xây dựng hệ thống về dữ liệu của nhân sự, thông tin của doanh nghiệp để họ kết nối với nhau. Chính phủ và doanh nghiệp thành lập đường dây nóng để doanh nghiệp và lao động dễ dàng tiếp cận chương trình hỗ trợ. Và điều quan trọng là cần có chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực du lịch có kinh nghiệm quay lại, trong đó có bao gồm môi trường làm việc, chính sách lương theo cấp bậc… Sau khi trở lại cần đảm bảo họ nhận được những hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành của Chính phủ.

Đại diện Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Khách sạn – Du lịch Quốc tế Imperial, Cao đẳng Du lịch Hà Nội… cho biết đang tổ chức và giới thiệu cho sinh viên nhiều chương trình đào tạo sát với thực tế, nhằm thu hút và nâng cao chất lượng nhân sự, giúp họ có thể đi làm ngay.

Mục tiêu chiến lược của du lịch Việt Nam là trở thành một trong ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch tại Đông Nam Á và trong 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Trong đó, cần tạo ra khoảng 5,5-6 triệu việc làm, trong đó khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12-14% một năm.

Trung Nghĩa – Lan Hương

Hoa tiền