Địa điểm mới

Bốn ngày ‘trốn việc’ sống bên sườn núi Sa Pa

Địa điểm giải trí bon-ngay-tron-viec-song-ben-suon-nui-sa-pa Bốn ngày 'trốn việc' sống bên sườn núi Sa Pa Du lịch

Phạm Minh Hùng (37 tuổi, Hà Nội), đang công tác tại Bộ Ngoại giao. Do đặc thù công việc, anh không có nhiều thời gian bên gia đình. Trong nỗ lực tách mình khỏi những bận rộn, Hùng lựa chọn du lịch xa để nghỉ ngơi và gắn kết mọi người.

Gia đình nhỏ của Minh Hùng gồm hai vợ chồng và con trai mười ba tháng tuổi. Từ khi yêu nhau vợ chồng Hùng đã rất mê xê dịch, đến lúc sinh con, Hùng cho con đi cắm trại, du lịch gần nhà để làm quen. “Lần nào cũng thế, em bé luôn tỏ ra rất thích thú khi đến một điểm khác nơi ở thường ngày”, anh Hùng chia sẻ.

Địa điểm giải trí -3912-1663036985_r_460x0 Bốn ngày 'trốn việc' sống bên sườn núi Sa Pa Du lịch

Vợ và con trai của Minh Hùng đứng trước hiên nhà nơi họ sống 4 ngày tại Sa Pa.

Niềm vui của con trở thành động lực cho mỗi chuyến đi nên tiêu chí du lịch của Hùng rất đơn giản: gia đình được cùng nhau, thay đổi môi trường sống để nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc bận rộn. Ngoài ra, Hùng cũng ưu tiên những điểm gần gũi thiên nhiên để con có thể tận hưởng bầu không khí trong lành.

Trong đợt nghỉ lễ 2/9, Minh Hùng chọn Sa Pa (Lào Cai) là nơi “đổi chỗ ngủ” trong 5 ngày 4 đêm (từ mùng 3 đến 7/9). Anh chọn Sa Pa bởi từ Hà Nội tới đây có thể chủ động di chuyển bằng ôtô cá nhân. Bên cạnh đó, Sa Pa cũng là điểm đến có khí hậu mùa thu đặc trưng của Tây Bắc, có núi, lúa chín, biển mây và nhiều lựa chọn về lưu trú.

Mục đích của chuyến đi này chỉ là nghỉ ngơi nên Minh Hùng coi chỗ ở là quan trọng nhất. Sau khi cân nhắc giữa các khách sạn, homestay ở một số vị trí khác nhau như trung tâm thị trấn, nằm sâu trong bản hay ở lưng chừng núi, anh quyết định đặt một căn bungalow gỗ ở thôn Hầu Chư Ngài, Mường Hoa, cách trung tâm Sa Pa khoảng 13 km.

Căn phòng nằm ở rìa núi, được bao quanh bởi cây cối với điểm nhìn xuống thung lũng Mường Hoa. Phòng rộng 16 m2 gồm cả khu vệ sinh riêng, một giường đôi và đầy đủ tiện nghi. Ở đây còn có một sân vườn nhỏ. Gia đình có thể sinh hoạt, vui chơi trong khuôn viên, tận hưởng thiên nhiên và chỉ cần gọi sẽ có nhân viên đến hỗ trợ ngay khi cần.

Các bước còn lại như chuẩn bị quần áo, đồ dùng cá nhân, đồ cho em bé… được tiến hành nhanh gọn. Ngoài ra, Hùng còn mang theo đồ cắm trại gồm: bàn xếp, ghế xếp, đèn pha kích thước nhỏ, bếp nướng dã ngoại, dụng cụ nấu ăn, thùng giữ nhiệt, hộp đựng thực phẩm… “Cả gia đình đều rất thích cắm trại nên dù đi đâu tôi cũng chuẩn bị thêm bộ dụng cụ để gặp nơi nào đẹp thì có thể chill luôn”, Minh Hùng chia sẻ.

Địa điểm giải trí -8504-1663036985_r_460x0 Bốn ngày 'trốn việc' sống bên sườn núi Sa Pa Du lịch

Căn nhà nhỏ nơi cả gia đình ở lại trong bốn ngày.

Chuyến đi khởi hành trong sự hào hứng của các thành viên, đặc biệt là cậu con trai, dù không thực sự biết đang đi đâu. Ngày đầu tiên đến Sa Pa, gia đình Hùng ở lại thị trấn một ngày để hòa chung không khí của dòng người mùa lễ 2/9. Hai vợ chồng cho con trai đi tham quan nhà thờ đá, ngồi cà phê, ăn uống…

Bốn ngày còn lại, cả nhà trốn lên núi. Chạy xe từ trung tâm thị trấn đến homestay, khung cảnh thay đổi theo từng đoạn đường. Từ biển người giữa những dãy nhà cao – thấp nối tiếp nhau, những công trình đang xây dựng ngổn ngang đến những ngọn núi điểm xuyết bởi vài căn villa, biệt thự, những ruộng lúa còn xanh và cuối cùng là đến căn bungalow gỗ bên rìa núi.

Lối nhỏ dẫn vào phòng được lát đá, xung quanh bao bọc bởi cây xanh với điểm nhìn phía trước là thung lũng ruộng bậc thang và núi. Nhiệt độ ban ngày trung bình khoảng 22 độ C. “Khung cảnh ở đây đúng như mình kỳ vọng, ngay lúc bước ra khỏi ôtô, cả nhà đều cảm nhận rõ sự khác biệt so với lúc ở trung tâm, từ không khí, quang cảnh đến nhịp sống”, Minh Hùng kể.

Sau khi nhận phòng, Hùng mang bộ đồ cắm trại ra sắp xếp ngoài sân tạo thành khu ăn uống nhỏ của cả gia đình. Chuyến đi đúng nghĩa “đổi chỗ ngủ” nên cả Hùng và vợ đều muốn mọi sinh hoạt của các thành viên được diễn ra như thường nhật, điều này giúp vợ chồng Hùng cảm nhận rõ hơn sự tác động của môi trường sống đến con người.

Những bữa ăn sẽ được cải thiện với các món đặc sản của Sa Pa hoặc lẩu lẩu phô mai nhâm nhi cùng rượu vang. Thực phẩm đều được đặt trước tại homestay. Minh Hùng sẽ đảm nhận nhiệm vụ chế biến món ăn trong khi vợ bế và chăm con. Cả gia đình vừa ngồi thưởng thức đồ ăn, vừa ngắm nhìn núi rừng, không có công việc và sự bận rộn làm phiền. Buổi tối ở Hầu Chư Ngài nhiệt độ giảm còn khoảng 12 độ C, cả nhà ngủ từ 22h. “Không khí giúp chúng tôi chìm vào giấc ngủ nhanh và ngon hơn, nhất là em bé”, Minh Hùng cho biết.

4 rưỡi sáng, anh ngủ dậy chứng kiến sương mù bao phủ kín ngọn núi phía trước. Gần sáng, mặt trời bắt đầu ló rạng, dãy núi và thung lũng Mường Hoa hiện ra rõ ràng. “Tôi sững người trước khung cảnh ấy. Đây không phải lần đầu tôi thấy, nhưng thật khó để diễn tả cảm giác, giống như là một sự biết ơn với thiên nhiên và thấy bình yên khi ở ngay cạnh đang có vợ và con trai mình”, Minh Hùng chia sẻ.

Các thành viên lần lượt thức dậy, sau đó ăn sáng và dạo chơi, chụp ảnh xung quanh. Ban này ở đây không có nhiều hoạt động, thay vì thăm thú điểm này điểm kia, vợ chồng Hùng ngồi ngoài sân đọc sách, chơi với con rồi trò chuyện với nhau. Có những câu chuyện có khi đã nói vài chục lần vẫn cùng nhau bật cười.

Địa điểm giải trí -8612-1663036985_r_460x0 Bốn ngày 'trốn việc' sống bên sườn núi Sa Pa Du lịch

Homestay nằm trên sườn núi, phía dưới là các thửa ruộng bậc thang đặc trưng của vùng cao.

“Cuộc sống hàng ngày lặp đi lặp lại trong vòng quay công việc, về đến nhà lại bị bó hẹp trong căn hộ cùng với TV, điện thoại thông minh… nên những chuyến đổi gió thế này rất cần thiết. Chúng tôi như được nạp lại năng lượng khi tiếp nhận thêm vào tâm trí những hình ảnh thiên nhiên đẹp, những kỷ niệm vui vẻ của nhau”, Minh Hùng chia sẻ.

Chị Kim Anh, vợ anh Hùng, nói thêm về chăm sóc con nhỏ đang tập đi. Bố mẹ muốn cho con đi chơi xa nên chuẩn bị ghế ngồi ôtô cho trẻ em. Thường khi lên xe bé sẽ ngủ, bố mẹ đặt bé vào ghế và yên tâm cả chặng đường cao tốc cũng như đèo dốc khi di chuyển. Về ăn uống, em bé đang ăn dặm cháo và sữa, nên mang theo nồi nấu cháo chậm để chủ động đồ ăn cho con. Đến chỗ nghỉ, mỗi ngày Kim Anh sẽ qua nhà bếp để lấy thêm thịt, cá, rau về nấu cháo.

Mùa thu đông ở vùng cao thời tiết trong ngày thường thay đổi nhanh. Sáng sớm và chiều tối sẽ lạnh, nhiệt độ càng về đêm càng giảm nhưng buổi trưa lại như mùa hè. Theo Kim Anh, mọi người nên chuẩn bị đa dạng đồ cho con: đồ hè, đồ thu đông, tất, khăn cổ, áo lạnh và ưu tiên tắm vào ban ngày cho bé.

Thanh Thúy