
Mỗi sản phẩm của Minh Long I mang trong mình vai trò của một “sứ giả” quảng bá nét đẹp truyền thống, văn hóa, đất nước,
con người Việt Nam. Bởi nhà sáng lập quan niệm rằng, nghệ
thuật là thứ ngôn ngữ truyền tải văn hóa hiệu quả nhất.
Không chọn nhiều họa tiết rườm rà, các nghệ nhân dùng những
hoa văn gần gũi nhưng có hồn, tái hiện sống động nét đặc
trưng tiêu biểu của kiến trúc, đời sống và cảnh vật Việt
Nam. Từ những hình tượng ý nghĩa đó, hãng khéo léo nghệ
thuật hóa, biểu đạt bằng các nét vẽ thanh thoát, kỹ thuật
trổ màu độc đáo, tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ bàn ăn đến
phòng khách.
Hoa văn Trống Đồng tái hiện biểu tượng văn hóa và nền văn minh
của người Việt cổ.
Trên sản phẩm Minh Long I, những hình ảnh dân dã, quen thuộc
nhất đều đẫm chất thơ, nghệ thuật.
Như bộ sản phẩm Hồn Việt lấy cảm hứng từ những vật dụng quen
thuộc miền quê Việt Nam, đem lên bình hoa, ấm trà, chén đĩa.
Bàn tay nghệ nhân khéo léo vẽ lại chiếc lu mái vú (loại lu
rộng và có cái bụng phình to) đựng nước sau hè, chiếc nón lá
miền quê với cảnh sắc ba miền. Những kiến trúc cổ như chùa
Một Cột, Quốc Tử Giám, chùa Thiên Mụ cũng được khắc họa rõ
nét.
Trên mỗi tác phẩm tái hiện cảnh đời sống nông thôn như giã
gạo, cô gái giặt giũ bên sông. Đi về miền quê, đứa trẻ nào
không nhớ những ngày cùng đám bạn chầu chực bên nải chuối
chờ vặt quả chín, cây mít nở mắt thơm lừng, buồng cau, cây
dừa cao vút… Gom tất thảy nét cổ kính, bình dị, Hồn Việt
gợi nỗi nhớ về nguồn cội, khiến những người con xa xứ thêm
trân trọng giây phút sum vầy bên gia đình trong dịp Tết.